Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sa.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023
- ÔN TẬP CUỐI KỲ 1= KHTN 6- 22 TẾ BÀO Câu 1: Mỗi ngôi nhà được xây nên từ nhiều viên gạch. Vậy đã bao giờ em tự hỏi: Những sinh vật xung quanh chúng ta được hình thành từ đơn vị cấu trúc nào? GIẢI Tất cả các cơ thể sinh vật xung quanh chúng ta đều được cấu tạo từ những đơn vị rất nhỏ bé, gọi là tế bào. Câu 2: Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống? GIẢI Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống. Và tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết và sinh sản. Câu 3: 1. Quan sát hình 1.1, nêu nhận xét về hình dạng tế bào. 2. Quan sát kích thước tế bào vi khuẩn, tế bào động vật, tế bào thực vật trong hình 1.2 và cho biết tế bào nào có thể quan sát bằng mắt thường, tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi?
- GIẢI Thành phần chính của tế bào: • Màng tế bào: tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. • Tế bào chất: là nơi xảy ra của các hoạt động trao đổi chất (hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng, tạo ra các chất để tăng trưởng, ) • Nhân: nơi chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào. Câu 6: Quan sát hình 2.2, chỉ ra điểm giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. GIẢI Điểm giống nhau: • Thành phần có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là: màng tế bào, tế bào chất Điểm khác nhau: • Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh (không có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất) • Tế bào nhân thực đã có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền nằm trong nhân được bao bọc bởi màng nhân. Câu 7: 1. Quan sát hình 2.3 và 2.4, lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật.
- Giống Đều có những thành phần cơ bản: nhau • Màng sinh chất, tế bào chất và nhân • Các bào quan: Ti thể, thể Gôngi, lưới nội chất mang ribôxôm. • Trong nhân là nhân con và chất nhiễm sắc (ADN). Khác • Không có vách xenlulozơ • Có vách xenlulozơ nhau • Không có lục lạp nên không tự bảo vệ. tổng hợp được chất hữu • Có các lạp thể đặc biệt cơ → dị dưỡng. là lục lạp → tự • Có trung thể dưỡng. • Có lizôxôm (thể hòa tan). • Chỉ có trung thể ở tế • Không có không bào chứa bào thực vật bậc thấp dịch, chỉ có không bào tiêu • Không có lizôxôm hóa, không bào bài tiết. • Có không bào chứa dịch lớn. 2. - Điểm khác nhau lớn nhất giữa thực vật và giới động vật là khả năng quang hợp. • Thực vật là sinh vật tự dưỡng, có khả năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng mặt trời và chất vô cơ. Có những loại thực vật vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng (như cây bắt ruồi). Nhưng nếu không có ruồi, các cây này vẫn sống vì chúng vẫn có khả năng quang hợp. • Động vật là sinh vật dị dưỡng, không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nên chúng phải ăn các sinh vật khác. - Thành tế bào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật. Câu 8: Khi một con chó con vừa sinh ra, em có thể dùng một tay bế nó. Song chính con chó đó khi trưởng thành, em có thể không còn bế nổi nó nữa. Quá trình nào đã giúp con chó cũng như các sinh vật khác lớn lên? GIẢI Quá trình lớn lên và sinh sản của tế bào đã giúp con chó cũng như các sinh vật khác lớn lên. Câu 9: Quan sát Hình 3.1 và trả lời các câu hỏi:
- 2. Quan sát hình 3.3 và 3.4, thảo luận và trả lời câu hỏi: a) Sự sinh sản tế bào có ý nghĩa gì? b) Nhờ quá trình nào cơ thể có được những tế bào mới để thay thế cho những tế bào già, các tế bào chết, tế bào bị tổn thương? GIẢI 1. Cây ngô lớn lên nhờ quá trình sinh sản của tế bào 2. a) Sự sinh sản tế bào làm tăng số lượng tế bào, thay thế các tế bào già, các tế bào bị tổn thương, giúp cơ thể lớn lên (sinh trưởng) và phát triển. b) Quá trình sinh sản tế bào. Câu 12: Mô tả nào dưới đây về chức năng của thành phần tế bào là đúng? A. Nhân - tích trữ nước, thức ăn và chất thải của tế bào. B. Tế bào chất - chứa các bào quan.
- 1: thành tế bào 2: màng tế bào 3: tế bào chất 4: nhân tế bào b) Thành phần có cả ở tế bào thực vật và động vật: • màng tế bào • tế bào chất • nhân tế bào Câu 17: Các tế bào ở hình dưới đây là tế bào nhân sơ hay nhân thực? Tế bào hình 5.3a có gì khác về mặt cấu tạo so với hai tế bào còn lại? GIẢI Tế bào nhân sơ là tế bào lá cây, còn tế bào hồng cầu và tế bào thần kinh là tế bào nhân thực. Tế bào hình 5.3a chưa có màng nhâ cũng như hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc. Còn các tế bào còn lại có màng nhân, hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc. Câu 18: Vì sao thực vật không có xương nhưng cơ thể vẫn vững chắc và giữ được hình dạng. GIẢI Thực vật không có xương nhưng cơ thể vẫn vững chắc và giữ được hình dạng vì nhờ có thành tế bào ở thế bào thực vật có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào. Câu 19: Điều gì xảy ra nếu tế bào bị mất nhân? GIẢI Nhân là nơi chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào, do đó khi tế bào mất nhân thì nó sẽ không hoạt động và coi như bị chết.
- Quan sát hình 1.2 và thảo luận các nhóm nội dung sau: a) Kể tên các cơ thể sống và vật không sống mà em quan sát được trong hình trên. Những đặc điểm nào giúp các em nhận ra một cơ thể sống? b) Để chuyển động trên đường, một chiếc oto hoặc xe máy cần lấy khí oxygen để đốt ra khí carbon dioxide. Vậy, cơ thể sống giống với ôt hoặc xe máy ở đặc điểm nào? Tại sao oto và xe máy không phải cơ thể sống? GIẢI 1. Các quá trình sống cơ bản của cơ thể bao gồm: - Cảm ứng và vận động - Sinh trưởng - Sinh sản - Bài tiết - Dinh dưỡng - Hô hấp 2. a) Các cơ thể sống: 2 chú khỉ, em bé, cây cỏ Vật không sống: tường, hàng rào Những đặc điểm giúp các em nhận ra một cơ thể sống là tại các cá thể sẽ diễn ra các hoạt động sống cơ bản như cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản b) Để chuyển động trên đường, một chiếc oto hoặc xe máy cần lấy khí oxygen để đốt ra khí carbon dioxide. Vậy, cơ thể sống giống với oto hoặc xe máy ở đặc điểm nào? Tại sao oto và xe máy không phải cơ thể sống? Cơ thể sống giống với oto hoặc xe máy ở đặc điểm cũng cần sử dụng khí oxygen sử dụng đảm bảo duy trì sự sống và hoạt động, con người cần oxygen để hô hấp còn oto dùng oxygen để hoạt động được
- 2. Quan sát hình 2.2 rồi thực hiện các yêu cầu dưới đây a) Gọi tên các cấp tổ chức cơ thể tương ứng với các hình từ A tới E cho phù hợp b) Nêu tên cơ quan của động vật và thực vật được minh họa ở hình GIẢI 1. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao
- a) Xác định vị trí các cơ quan trong cơ thể người b) Chức năng của các cơ quan được chú thích trong hình là gì? 2. Quan sát hình 2.6, hãy gọi tên các cơ quan tương ứng với các chữ cái từ A đến D, ghép tên mỗi cơ quan đó với chức năng phù hợp được mô tả dưới đây: 1. Nâng đỡ cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng. 2. Tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cơ thể. 3. Hút nước và chất khoáng cho cơ thể. 4. Tạo ra quả và hạt. GIẢI 1. a) Học sinh nhìn hình vẽ và tự xác định vị trí của các cơ quan. b)
- A. một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng. B. sản xuất những công cụ giúp nâng cao đời sống con người. C. sản xuất những công cụ phục vụ học tập và sản xuất. D. sản xuất những thiết bị ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống. Câu 2: Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo: A. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp. B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước. C. Thước đo nào cũng được. D. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo vì có thể đo nhiều lần. Câu 3.Chọn câu đúng: 1 kilogam là: A. Khối lượng của một lít nước. B. Khối lượng của một lượng vàng. C. Khối lượng của một vật bất kì. D. Khối lượng của một quả cân mẫu đặt tại viện đo lường quốc tế ở Pháp. Câu 4. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ giác quan có thể cảm nhận sai một số hiện tượng? A. Đứng trên nhà cao tầng quan sát thấy mọi vật dưới mặt đất nhỏ bé. B. Khi cho chiếc đũa vào cốc thủy tinh, quan sát thấy chiếc đũa không bị biến dạng. C. Dùng thước đo chiều dài của cái bàn. D. Dùng tay để đo chính xác nhiệt độ của nước. Câu 5. Nhiệt độ là A. số đo độ nóng cuả một vật. B. số đo độ lạnh cuả một vật. C. số đo độ nóng, lạnh của nhiệt kế. D. đo độ nóng, lạnh của một vật. Câu 6. Hành động nào sau đây không phù hợp với các quy tắc an toàn trong phòng thực hành? A. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn. B. Nếm thử để phân biệt các loại hóa chất. C. Thu dọn phòng thực hành, rửa sạch tay sau khi đã thực hành xong. D. Mặc đồ bảo hộ, đeo kính, khẩu trang. Câu 7. Vật thể nhân tạo là gì?
- B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào C. Nhiều tế bào được sinh ra từ mộ tế bào ban đầu D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu Câu 14: Trong tế bào thực vật, lục lạp có vai trò: A. Tham gia quá trình quang hợp. B. Tham gia quá trình hô hấp. C. Tham gia quá trình thoát hơi nước D. Giữ hình dạng tế bào ổn định Câu 15: Da của cơ thể người được tạo nên từ A. Tế bào mô cơ B. Tế bào mô liên kết C. Tế bào mô thần kinh D. Tế bào mô biểu bì Câu 16: Hệ hô hấp gồm các cơ quan chính: A. Miệng, hầu, thực quản, dạ dày B. Mũi , khí quản, phổi C. Tim, mạch máu D. Não, các dây thần kinh. B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM) Câu 17 (1,0 điểm). Em hãy cho biết những điều phải làm, không được làm trong phòng thực hành? Câu 18 (1,0 điểm). Thế nào là vật thể. Em hãy kể tên một số vật thể và cho biết chất tạo nên vật thể đó? Câu 19. (1,5 điểm). Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius? Câu 20 (1,0 điểm).So sánh sự khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật? Câu 21 (0,5 điểm). Trình bày sự sinh sản của tế bào? Câu 22 (1,0 điểm).Giải thích vì sao cơ thể đa bào có nhiều tế bào chuyên hóa về thức ăn?
- Câu 8. Quan sát sơ đồ các bậc phân loại loài Cáo đỏ trong hình sau và cho biết: a) Tên giống, tên loài của loài Cáo đỏ. b) Tên khoa học của loài Cáo đỏ. Câu 9. Cho một số sinh vật sau: vi khuẩn E. coli, trùng roi, nấm men, nấm mốc, rêu, lúa nước, mực ống, san hô. Hãy sắp xếp các sinh vật sau vào các giới sinh vật bằng cách hoàn thành bảng sau: Giới Đại diện sinh vật Khởi sinh Nguyên sinh Nấm Động vật Thực vật
- C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều. D. Bỏ thêm đá lạnh vào. Câu 12: Tế bào thực vật gồm những thành phần chính như sau: A. Nhân, không bào, lục lạp. B. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân. C. Vách tế bào, chất tế bào, nhân, không bào. D. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân, lục lạp. Câu 13: Màng sinh chất có chức năng A. bao bọc ngoài chất tế bào. B. làm cho tế bào có hình dạng nhất định. C. điều khiển hoạt động sống của tế bào. D. chứa dịch tế bào. Câu 14. Các tế bào vảy hành thường có hình lục giác, thành phần nào của chúng đã quy định điều đó? A. Không bào. B. Nhân. C. Vách tế bào. D. Màng sinh chất. Câu 15: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra? A. Viêm gan B, AIDS, sởi. B. Tả, sởi, viêm gan A. C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B. D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da. Câu 16: Bệnh nào sau đây không phải bệnh do vi khuẩn gây nên? A. Bệnh kiết lị. B. Bệnh tiêu chảy. C. Bệnh vàng da. D. Bệnh đậu mùa. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 6. Căn cứ vào cột Chức năng, hãy điền tên các cơ quan ở Bài tập 5 vào cột Tên cơ quan, và tên các hệ cơ quan tương ứng vào cột Hệ cơ quan trong bảng dưới đây. Tên cơ quan Hệ cơ quan Chức năng Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường. Tiêu hoá thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể. Bơm và vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Điều khiển hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, giúp cơ thể hoạt động thống nhất. Lọc và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.
- Câu 11*. Ung thư và sự sinh sản của tế bào: Ung thư là kết quả của sự mất kiểm soát trong quá trình sinh sản của tế bào, dẫn đến sự tạo thành khối u. Dần dần, tế bào ung thư sẽ xâm lấn và phá hủy các mô khác trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, một số khối u lành tính không xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể và có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật. Sự sinh sản của các tế bào ung thư được thể hiện như sơ đồ sau: a) Sự xuất hiện của các mầm ung thư xảy ra ở cấp độ nào? b) Tại sao ung thư là vấn đề đối với các cấp độ tổ chức trong cơ thể sinh vật? Câu 12. Hãy viết câu trả lời tương ứng với các yêu cầu sau: a) Có ý kiến cho rằng: “Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào”. Theo em ý kiến này đúng hay sai? Giải thích. b) Em hãy tìm hiểu về hệ thống bài tiết trong cơ thể người và lấy ví dụ về tế bào, mô, các cơ quan tương ứng tạo nên hệ cơ quan này. c)* Hãy nêu năm đặc trưng cơ bản của một cơ thể sống.
- Câu 20: (1,0 điểm). Trình bày cách đổi 50oC sang độ F một cách chính xác và nhanh chóng theo công thức chúng ta làm như thế nào? HẾT