Bài tập Vật lí Lớp 10 - Chương III: Động lực học chất điểm

docx 8 trang Hòa Bình 12/07/2023 3320
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Vật lí Lớp 10 - Chương III: Động lực học chất điểm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_vat_li_lop_10_chuong_iii_dong_luc_hoc_chat_diem.docx

Nội dung text: Bài tập Vật lí Lớp 10 - Chương III: Động lực học chất điểm

  1. CHƯƠNG III: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM PHẦN MỘT: TRẮC NGHIỆM Bài 1: Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm Câu 1: Phân tích lực là phép A. tổng hợp hai lực song song, cùng chiều. B. phân tích một lực thành hai lực song song, ngược chiều. C. thay thế một lực thành hai lực thành phần có tác dụng giống hệt lực ấy. D. phân tích một lực thành nhiều lực bất kì. Câu 2. Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực F1→ và F2→ thì hợp lực F⃗ của chúng luôn có độ lớn thoả mãn hệ thức A. F = F1 – F2. B. F = F1 + F2. 2 2 C. | F1 – F2 | ≤ F ≤ F1 + F2. D. F2 = F1 + F2 . Câu 3: Lực tổng hợp của hai lực đồng quy có độ lớn lớn nhất khi hai lực thành phần A. Cùng phương, cùng chiều. B. Cùng phương, ngược chiều. C. Vuông góc với nhau. D. Hợp với nhau một góc khác không. Câu 4. Hợp lực của hai lực F1→ và F2→ hợp với nhau một góc α có độ lớn thoả mãn hệ thức A. F = F1 + F2. B. F = F1 – F2. 2 2 2 2 2 2 C. F = F1 + F2 – 2F1F2cosα. D. F = F1 + F2 + 2F1F2cosα. Câu 5. Nếu một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực F1→ và F2→ khác phương, F⃗ là hợp lực của hai lực đó thì vectơ gia tốc của chất điểm A. cùng phương, cùng chiều với lực F1 B, cùng phương, cùng chiều với lực F2→ C. cùng phương, cùng chiều với lực F⃗ D. cùng phương, ngược chiều với lực F⃗ 6. Một chất điểm chịu tác dụng của một lực F⃗ có độ lớn là 20 N. Nếu hai lực thành phần của lực đó vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 12 N và F2 thì F2 bằng A. 8N. B. 16 N. C. 32 N D. 20 N. 7. Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 6 N và 8 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là A. 4N. B. 10 N. C. 2 N. D. 48 N 8. Hai lực khác phương F1→ và F2→ có độ lớn F1 = F2 = 20 N, góc tạo bởi hai lực này là 60o. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là A. 14,1 N. B. 203–√3 N. C. 17,3 N. D. 20 N. 9. Hai lực khác phương có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Hợp lực của hai lực này không thể có độ lớn nào sau đây?
  2. B. Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng. C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng. D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi Câu 2.8: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là: A. trọng lương. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực. Câu 2.9: Trong các cách viết công thức của định luật II Niu - tơn sau đây, cách viết nào đúng? A. F ma B. F ma C. F ma D. F ma Mức độ hiểu: Câu 2.10: Câu nào đúng? Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là A. lực mà ngựa tác dụng vào xe. B. lực mà xe tác dụng vào ngựa. C. lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất. D. lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa. Câu 2.11: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính, hành khách sẽ: A. nghiêng sang phải. B. nghiêng sang trái. C. ngả người về phía sau. D. chúi người về phía trước. Câu 2.12: Câu nào đúng? Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách. A. dừng lại ngay. B. ngả người về phía sau. C. chúi người về phía trước. D. ngả người sang bên cạnh. Câu 2.13: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ: A. trọng lượng của xe B. lực ma sát nhỏ. C. quán tính của xe. D. phản lực của mặt đường Câu 2.14: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào xảy ra không do quán tính: A. Bụi rơi khỏi áo khi ta rũ mạnh áo. B. Vận động viên chạy đà trước khi nhảy cao. C. Lưỡi búa được tra vào cán khi gõ cán búa xuống nền. D. Khi xe chạy, hành khách ngồi trên xe nghiêng sang trái, khi xe rẽ sang phải. Câu 2.15: Câu nào đúng? Một người có trọng lượng 500n đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn A. bằng 500N. B. bé hơn 500N. C. lớn hơn 500N. D. phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất. Câu 2.16: Hãy giải thích sự cần thiết của dây an toàn và cái tựa ở ghế ngồi trong xe taxi? (1) Khi xe chạy nhanh mà phanh gấp thì dây an toàn giữ cho người không bị lao ra khỏi ghế về phía trước và khi xe đột ngột tăng tốc cái tựa đầu giữ cho đầu khỏi giật mạnh về phía sau, tránh bị đau cổ. (2) Để trang trí xe cho đẹp. Chọn phương án đúng A. (1) đúng, (2) sai. B. (1) đúng, (2) đúng. C. (1) sai, (2) sai. D. (1) sai, (2) đúng. Mức độ vận dụng: Câu 2.16 Một vật có khối lượng 8,0 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2,0 m/s 2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? So sánh lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10 m/s2. A. 1,6 N, nhỏ hơn. B. 16N, nhỏ hơn. C. 160N, lớn hơn. D. 4N, lớn hơn. Câu 2.17 Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 250N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với vận tốc bằng bao nhiêu? A. 0,01 m/s. B. 2,5 m/s. C. 0,1 m/s. D. 10 m/s. Câu 2.18: Một hợp lực 1,0N tác dụng vào một vật có khối lượng 2,0kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2,0 giây. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là A. 0,5m. B.2,0m. C. 1,0m. D. 4,0m Câu 2.19: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0kg làm vận tốc của nó tăng từ 2,0m/s đến 8,0m/s trong thời gian 3,0 giây. Hỏi lực tác dụng vào vật là bao nhiêu? A. 15N. B. 10N. C. 1,0N. D. 5,0N. Bài 3: TRỌNG LỰC VÀ LỰC CĂNG. Câu 3.1: Ở gần Trái Đất trọng lực không có đặc điểm nào sau đây?
  3. Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có A. lực tác dụng ban đầu. B. phản lực. C. lực ma sát. D. quán tính. Câu 5.2: Trong cách viết công thức của lực ma sát trượt dưới đây, cách viết nào đúng? A. Fmst t N . B. Fmst t N . C. Fmst t N .D. Fmst t N Mức độ hiểu: Câu 5.3: 30. Một vật đang trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật giảm thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng A. giảm xuống. B. không đổi. C. tăng tỉ lệ với tốc độ của vật D. tăng tỉ lệ với bình phương tốc độ của vật. Câu 5.4: Điều gì sẽ xảy ra đôi với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên? A. Tăng lên. B. Giảm đi. C. Không thay đổi. D. Không biết được Câu 5.5: Quần áo đã là lại lâu bẩn hơn không là vì A. sạch hơn nên bụi bẩn khó bám vào. B. mới hơn nên bụi bẩn khó bám vào. C. bề mặt vải phẳng, nhẵn bụi bẩn khó bám vào. D.bề mặt vải sần sùi hơn nên bụi bẩn khó bám vào. Câu 5.6: Độ lớn của lực ma sát trượt ở mặt tiếp xúc giữa hai vật phụ thuộc vào A.vận tốc của vật ,diện tích mặt tiếp xúc và độ lớn của áp lực ở mặt tiếp xúc B. độ lớn của áp lực ở mặt tiếp xúc ,vật liệu làm nên vật và tình trạng của hai mặt tiếp xúc C. diện tích mặt tiếp xúc ,vật liệu làm nên hai vật và vận tốc của vật D. Vật liệu làm nên hai vật,vận tốc của vật và tình trạng của hai mặt tiếp xúc Câu 5.7: Một vật trượt trên mặt bàn .Biết diện tích tiếp xúc giữa vật và mặt bàn là S. Hệ số ma sát là  .Nếu diện tích trượt là 2S thì hệ số ma sát là A.  B .2  C. 4  D.1/2  Câu 5.8: Trường hợp nào xuất hiện lực ma sát nghỉ: A. vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng B. vật đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang C. vật được treo vào đầu một sợi dây không co giản D. vật được treo vào đầu một lò xo Bài 5: Lực cản và lực nâng Câu 1: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào? A. Lực đẩy Ác-si-mét. B. Lực đẩy Ác-si-mét và lực ma sát. C. Trọng lực. D. Trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét Câu 2: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước? A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống. B. Bạn Lan đang tập bơi. C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường. D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời. Câu 3: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí? A. Chiếc thuyền đang chuyển động. B. Con cá đang bơi. C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển. D. Mẹ em đang rửa rau. Câu 4: Khinh khí cầu hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? A. Khí nóng nhẹ hơn, chuyển động nhanh hơn khí lạnh. B. Bay lên nhờ động cơ. C. Dựa theo sức gió của môi trường xung quanh. D. Cả A và C đều đúng. Câu 5: Cặp lực nào không cân bằng trong các cặp lực sau đây: A. Lực của mặt nước và lực hút của Trái Đất tác dụng vào thuyền để thuyền đứng yên trên mặt nước. B. Lực của 2 em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên.
  4. PHẦN HAI: TỰ LUẬN BÀI TẬP TỔNG HỢP BA ĐỊNH LUẬT NIU –TƠN. 1. Một ô –tô khối lượng 1 tấn, sau khi khởi hành 10s trên đường thẳng đạt vận tốc 36km/h. Bỏ qua ma sát a.Tính lực kéo của động cơ ô –tô. b. Nếu tăng lực kéo lên 2 lần thì sau khi khởi hành 10s, ô –tô có vận tốc bao nhiêu 2. Một ô –tô khối lượng 3 tấn, sau khi khởi hành 10s đi được quãng đường 25m. Bỏ qua ma sát. Tìm: a.Lực phát động của động cơ xe. b. Vận tốc và quãng đường xe đi được sau 20s. c.Muốn sau khi khởi hành 10m đạt vận tốc 10m/s thì lực phát động của động cơ phải tăng bao nhiêu? 3. Một ô –tô khối lượng 1 tấn, sau khi khởi hành 10s trên đường thẳng nằm ngang đi được quãng đường 50m. Biết lực cản tác dụng vào xe là 500N. Tìm: a.Lực phát động của động cơ xe. b. Nếu lực hãm tác dụng vào xe giảm 2 lần thì lực phát động của động cơ phải tăng hay giảm mấy lần để sau khi khởi hành 10s xe vẫn đi được 50m. ĐS: 4. Một xe đang chuyển động trên đường thẳng nằm ngang với vận tốc 1m/s thì tăng tốc sau 2s đạt vận tốc 3m/s. Sau đó xe tiếp tục chuyển động thẳng đều trong 1s rồi tắt máy, chuyển động chậm dần đều đi thêm 2s nữa thì dừng lại. a.Xác định gia tốc của xe trong từng giai đoạn. b. Tính lực cản tác dụng vào xe. c.Xác định lực kéo của động cơ xe trong từng giai đoạn. Biết xe có khối lượng 100kg và lực cản có giá trị không đổi trong cả 3 giai đoạn. BÀI TẬP TRỌNG LỰC VÀ LỰC CĂNG, CÂN BẰNG 5. Đo trọng lượng của một vật trên Trái Đất, ta được P1 = 19,6 N. Tính khối lượng của vật, biết gia tốc rơi tự do của vật trên mặt đất là g1 = 9,8 m/s2. Nếu đem vật lên Mặt Trăng có g2 = 1,67 m/s2 và đo trọng lượng của nó thì được bao nhiêu? 6. Một con nhện đang treo mình dưới một sợi tơ theo phương thẳng đứng thì bị một cơn gió thổi theo phương ngang làm dây treo lệch đi so với phương thẳng đứng một góc 30°. Biết trọng lượng của con nhện là P = 0,1 N. Xác định độ lớn của lực mà gió tác dụng lên con nhện và lực căng của sợi dây ở vị trí cân bằng trong Hình 13.2. 7. Một vật nặng có khối lượng 0,2 kg được treo vào một sợi dây không dãn (Hình 17.1). Xác định lực căng của dây khi cân bằng. Lấy g = 9,8 m/s2. Hình 17.2 8. Một vật nặng có khối lượng 5 kg được treo vào các sợi dây không dãn như Hình 17.2. Xác định lực do vật nặng làm căng các sợi dây AB, AC. Lấy g = 9,8 m/s2. 9. Một chú khỉ diễn xiếc treo mình cân bằng trên dây thừng như Hình 17.3. Xác định lực căng xuất hiện trên các đoạn dây OA, OB. Biết chú khỉ có khối lượng 7 kg. Lấy g = 9,8 m/s2. 10. Một ngọn đèn có khối lượng m = 1,2 kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Biết dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 10 N. Lấy g = 10 m/s2. a) Chứng minh rằng không thể treo ngọn đèn này vào một đầu dây. b) Người ta đã treo đèn này bằng cách luồn sợi dây qua một cái móc của đèn và hai đầu dây được gắn chặt trên trần nhà (Hình 17.4). Hai đầu dây có chiều dài bằng nhau và hợp với nhau một góc bằng 60°. Tính lực căng của mỗi nửa sợi dây.