Bài tập trắc nghiệm ôn tập lí thuyết Vật lí Lớp 10

docx 8 trang Hòa Bình 12/07/2023 3120
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm ôn tập lí thuyết Vật lí Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_on_tap_li_thuyet_vat_li_lop_10.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm ôn tập lí thuyết Vật lí Lớp 10

  1. ÔN TẬP LÍ THUYẾT 10 KNTT Câu 1. Tại sao tàu ngầm lại có tốc độ nhỏ hơn máy bay? A. tàu ngầm to hơn máy bay B. tàu ngầm chịu lực cản nhỏ hơn máy bay. C. tàu ngầm nặng hơn máy bay D. tàu ngầm chịu lực cản lơn hơn máy bay. Câu 2. Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước? A. Vì khi đi dưới nước chịu cả lực cản của nước và không khí. B. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn. C. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. D. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên. Câu 3. Chọn phát biểu đúng? A. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ. B. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng lớn. C. Vật đi càng nhanh thì lực cản của không khí càng nhỏ. D. Tờ giấy để phẳng rơi nhanh hơn hòn đá. Câu 4. Trường hợp nào sau đây lực cản nhỏ nhất? A. Tàu ngầm đang chạy dưới đáy biển B. người bơi trong nước C. Cá bơi trong nước D. máy bay bay trong không khí. Câu 5. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí lớn nhất? A. Thả tờ giấy vo tròn xuống đất từ độ cao 2m B. Thả tờ giấy phẳng xuống đất từ độ cao 2m. C. Gập tờ giấy thành hình cái thuyền rồi thả xuống đất từ độ cao 2m. D. Gập tờ giấy thành hình cái máy bay rồi thả xuống đất từ độ cao 2m. Câu 6. Trường hợp nào sau đây không có lực cản? A. Con chim bay trên bầu trời B. Cuốn sách nằm trên bàn C. Thợ lặn lặn xuống biển D. Con cá bơi dưới nước Câu 7. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng? A. Đi xe máy chạy nhanh chịu lực cản ít hơn đi xe đạp chạy chậm. B. Bạn Lan chạy nhanh sẽ chịu lực cản ít hơn bạn Hoa chạy chậm. C. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. D. Cả A và B đúng Câu 8. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai? A. Người đi bộ trên mặt đất chịu lực cản của không khí. B. Người đang bơi trong nước chịu cả lực cản của không khí và của nước. C. Xe ô tô đang chạy chịu lực cản của không khí. D. Máy bay đang bay chịu lực cản của không khí. Câu 9. Chỉ ra trường hợp lực cản của nước lớn nhất? A. Tàu đánh cá trên biển B. Tàu ngầm di chuyển dưới đáy biển C. Con cá bơi trong nước D. Tàu ngầm không di chuyển trong nước Câu 10. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước? A. Bạn Lan đang tập bơi. B. Quả dừa rơi từ trên cây xuống. C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường. D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời. Câu 11. Đặc điểm lực cản của nước? A. Độ lớn của lực cản càng mạnh khi diện tích mặt cản càng nhỏ. B. Độ lớn của lực cản càng yếu khi diện tích mặt cản càng lớn. C. Độ lớn của lực cản càng mạnh khi diện tích mặt cản càng lớn D. Không có ý nào chính xác Câu 12. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí? A. Chiếc thuyền đang chuyển động. B. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển. C. Con cá đang bơi. D. Mẹ em đang rửa rau. Câu 13. Gió tác dụng vào buồm một lực có A. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ dưới lên. B. phương song song với mạn thuyền, ngược chiều với chiều chuyển động của thuyền. C. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ trên xuống. D. phương song song với mạn thuyền, cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền. Câu 14. Thả rơi quả bóng từ độ cao 3 m xuống mặt đất thì quả bóng chịu tác dụng của những lực nào? 1
  2. B. Lực ma sát nghỉ giữ cho các điểm tiếp xúc của vật không trượt trên bề mặt. C. Một vật có thể đứng yên trên bề mặt phẳng nghiêng mà không cần đến lực ma sát nghỉ. D. Một vật có thể đứng yên trên mặt phẳng ngang mà không cần đến lực ma sát nghỉ. Câu 29. Chọn phát biểu sai. Độ lớn của lực ma sát trượt A. phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của vật. B. không phụ thuộc vào tốc độ của vật. C. tỉ lệ với độ lớn của áp lực. D. phụ thuộc vào vật liệu và tính chất của hai mặt tiếp xúc. Câu 30. Hệ số ma sát trượt A. không phụ thuộc vào vật liệu và tình chất của hai mặt tiếp xúc. C. không có đơn vị. B. luôn bằng với hệ số ma sát nghỉ D. có giá trị lớn nhất bằng 1. Câu 31. Nhận định nào sau đây sai về lực ma sát nghỉ? A. ực ma sát nghỉ có hướng ngược với hướng của lực tác dụng có xu hướng làm vật chuyển động. B. Lực ma sát nghỉ có độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng có xu hướng làm vật chuyển động, khi vật còn chưa chuyển động. C. Lực ma sát nghỉ có phương song song với mặt tiếp xúc. D. Lực ma sát nghỉ là một lực luôn có hại. Câu 32. Hệ số ma sát trượt là µt, phản lực tác dụng lên vật là N. Lực ma sát trượt tác dụng lên vật là Fmst. Chọn hệ thức đúng: A. 퐹 = B. 퐹 = 휇 2 C. 퐹 = 휇2 D. 퐹 = 휇 푠푡 휇푡 푠푡 푡 푠푡 푡 푠푡 푡 Câu 33. Khi tăng lực ép của tiếp xúc giữa hai vật thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc A. tăng lên. B. giảm đi. C. không đổi. D. tăng rồi giảm. Câu 34. Chiều của lực ma sát nghỉ A. ngược chiều với vận tốc của vật. B. ngược chiều với gia tốc của vật. C. ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc. D. vuông góc với mặt tiếp xúc. Câu 35. Chọn phát biểu đúng A. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang vì trọng lực và lực ma sát nghỉ tác dụng lên quyển sách cân bằng nhau. B. Khi một vật chịu tác dụng của ngoại lực mà vẫn đứng yên thì lực ma sát nghỉ lớn hon ngoại lực. C. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào bản chất của các mặt tiếp xúc. D. Lực ma sát nghỉ phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc. Câu 36. Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc giảm đi? A. Tăng lên. B. Giảm đi. C. Không thay đổi. D. Có thể tăng hoặc giảm. Câu 37. Hệ số ma sát trượt A. phụ thuộc tốc độ của vật. B. không phụ thuộc vào áp lực của vật lên mặt phẳng giá đỡ. C. không có đon vị. D. diện tích các mặt tiếp xúc. Câu 38. Phát biểu nào sau dây không đúng? A. Lực ma sát trượt luôn ngược hướng với chuyển động. B. Lực ma sát nghỉ luôn cân bằng với ngoại lực đặt vào vật. C. Khi chịu tác dụng của ngoại lực lớn hon lực ma sát nghỉ cực đại thì ma sát nghỉ chuyển thành ma sát trượt. D. Lực ma sát nghỉ còn đóng vai trò là lực phát động. Câu 39. Chọn phát biểu đúng. A. Khi vật trượt thẳng đều trên mặt phẳng ngang thì lực ma sát trượt bằng lực ma sát nghỉ. B. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi ngoại lực tác dụng có xu hướng làm vật chuyển động nhưng vật vẫn đứng yên. C. Lực ma sát nghỉ cực đại luôn bằng lực ma sát trượt. D. Lực ma sát trượt luôn cân bằng với ngoại lực. 3
  3. D. Lực ma sát trượt tỉ lệ thuận với trọng lượng của vật. Câu 54. Yếu tố quyết định nhất trong trò chơi kéo co là A. Lực kéo của mỗi bên. B. Khối lượng của mỗi bên. C. Lực ma sát của chân và sàn đỡ. D. Độ nghiêng của dây kéo. Câu 55. Đoàn tàu chuyển động trên đường sắt nằm ngang với một lực kéo không đổi bằng lực ma sát. Đoàn tàu sẽ chuyển động A. thẳng nhanh dần đều. B. thẳng đều. C. thẳng chậm dần đều. D. thẳng nhanh dần. Câu 56. Chiều của lực ma sát trượt A. Ngược chiều với vận tốc của vật. B. Ngược chiều với gia tốc của vật. C. Vuông góc với mặt tiếp xúc. D. Ngược chiều với ngoại lực và song song với mặt tiếp xúc. Câu 57. Tìm phát biểu sai sau đây về lực ma sát trượt A. Lực ma sát trượt ngược chiều chuyển động của vật. B. Độ lớn lực ma sát trượt cũng tỉ lệ với áp lực. C. Chiều của lực ma sát trượt phụ thuộc chiều của ngoại lực. D. Lực ma sát trượt là lực cản trở chuyển động. Câu 58. Một vật lúc đầu nằm yên trên mặt sàn nhám nằm ngang. Sau khi truyền một vận tốc ban đầu, vật chuyển động dần vì A. lực tác dụng ban đầu. B. phản lực. C. lực ma sát. D. quán tính. Câu 59. Một vật trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật tăng thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng A. không đổi. B. giảm xuống. C. tăng tỉ lệ với tôc độ của vật. D. tăng tỉ lệ bình phương tốc độ của vật. Câu 60. Lực ma sát trượt A. chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần. B. phụ thuộc vào độ lớn của áp lực C. tỉ lệ thuận với vận tốc của vật. D. phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc Câu 61. Một đoàn tàu đang chuyển động trên đường sắt nằm ngang với một lực kéo không đổi bằng lực ma sát. Đoàn tàu sẽ chuyển động A. thẳng nhanh dần đều B. thẳng đều C. thẳng chậm dần đều D. thẳng nhanh dần Câu 62. Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là A. Lực người tác dụng vào xe. B. Lực mà xe tác dụng vào người. C. Lực người tác dụng vào mặt đất. D. Lực mặt đất tác dụng vào người. Câu 63. Đặc điểm nào sau đây phù hợp với lực ma sát trượt ? A. Lực luôn xuất hiện ở mặt tiếp xúc và có hướng ngược với hướng chuyển động của vật. C. Lực xuất hiện khi vật chịu tác dụng của ngoại lực nhưng nó vẫn đứng yên. B. Lực xuất hiện khi vật bị biến dạng D. Lực xuất hiện khi vật đặt gần mặt đất Câu 64. Một vật lúc đầu nằm trên mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu vật chuyển động chậm dần vì có: A. vận tốc đầu. B. lực tác dụng ban đầu. C. quán tính. D. lực ma sát. Câu 65. Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt tiếp xúc tăng lên? A. Không thay đổi. B. Tăng lên. C. Giảm xuống. D. Không biết được. Câu 66. Chọn phát biểu đúng về lực ma sát nghỉ. A. Mọi vật vẫn đứng yên dù có tác dụng của lực kéo là nhờ lực ma sát nghỉ. B. Lực ma sát nghỉ luôn cản trở chuyển động của vật. C. Lực ma sát nghỉ luôn có phương vuông góc với mặt tiếp xúc. D. Lực ma sát nghỉ có độ lớn luôn không đổi bằng µoN với N là áp lực µo là hệ số ma sát nghỉ. Câu 67. Chọn phát biểu đúng về lực ma sát trượt A. Lực ma sát trượt có điểm đặt ở khối tâm vật, có xu hướng cản trở vật trượt. B. Lực ma sát trượt ngược hướng với chuyển động tương đối của 2 mặt tiếp xúc C. Vật M trượt trên vật N đứng yên. Lực ma sát trượt chỉ tác dụng lên M, có xu hướng ngăn cản không cho M trượt lên N. D. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc diện tích mặt tiếp xúc. Câu 68. Điều nào sau đây khi nói về lực ma sát là chính xác nhất 5
  4. Câu 85. Công suất được xác định bằng A. tích của công và thời gian thực hiện công. B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian. C. công thực hiện đươc trên một đơn vị chiều dài. D. giá trị công thực hiện được. Câu 86. Chọn phát biểu sai? Công suất của một lực A. là công lực đó thực hiện trong 1 đơn vị thời gian. B. đo tốc độ sinh công của lực đó. C. đo bằng N / ms . D. là công lực đó thực hiện trên quãng đường 1m. Câu 87. 1Wh bằng A. 3600J. B. 1000J. C. 60J. D. 1CV. Câu 88. Động năng là một đại lượng A. có hướng, luôn dương. B. có hướng, không âm C. vô hướng, không âm D. vô hướng, luôn dương. Câu 89. Động năng của một vật không có đặc điểm nào sau đây? A. Phụ thuộc vào khối lượng của vật. B. Không phụ thuộc vào hệ quy chiếu C. Là đại lượng vô hướng, không âm. D. Phụ thuộc vào vận tốc của vật. Câu 90. Một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v thì động năng của nó là mv2 vm2 A. mv2 B. C. vm2 D. 2 2 Câu 91. Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng? A. J. B. kg. m2/s2. C. N. m. D. N. s. Câu 92. Đại lượng nào sau đây không phụ thuộc vào hướng véctơ vận tốc của vật A. gia tốc B. xung lượng C. động năng. D. động lượng Câu 93. Độ biến thiên động năng của một vật chuyển động bằng A. công của lực ma sát tác dụng lên vật. B. công của lực thế tác dụng lên vật. C. công của trọng lực tác dụng lên vật. D. công của ngoại lực tác dụng lên vật. Câu 94. Điều nào sau đây đúng khi nói về động năng? A. Động năng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật. B. Động năng của một vật là một đại lượng vô hướng. C. Trong hệ kín, động năng của hệ được bảo toàn. D. Động năng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc. Câu 95. Đặc điểm nào sau đây không phải là động năng của một vật? A. có thể dương hoặc bằng không. B. Phụ thuộc vào hệ quy chiếu. C. tỉ lệ với khối lượng của vật. D. tỉ lệ với vận tốc của vật. Câu 96. Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ A. tăng lên 2 lần. B. tăng lên 8 lần. C. giảm đi 2 lần. D. giảm đi 8 lần. Câu 97. Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ A. tăng 2 lần. B. không đổi. C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần. Câu 98. Động năng của một vật không thay đổi trong chuyển động nào sau đây? A. Vật chuyển động rơi tự do. B. Vật chuyển động ném ngang. C. Vật chuyển động tròn đều. D. Vật chuyển động thẳng biến đổi đều. Câu 99. Động năng là dạng năng lượng do vật A. tự chuyển động mà có. B. Nhận được từ vật khác mà có. C. đứng yên mà có. D. va chạm mà có. Câu 100. Khẳng định nào sau đây đúng? A. Động năng là đại lượng vô hướng và có giá trị bằng tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật. B. Động năng là đại lượng vectơ và có giá trị bằng tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật. 7