Tài liệu Tập huấn giáo viên Trung học cơ sở xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra định kì môn Khoa học tự nhiên năm 2022
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tập huấn giáo viên Trung học cơ sở xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra định kì môn Khoa học tự nhiên năm 2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tai_lieu_tap_huan_giao_vien_trung_hoc_co_so_xay_dung_ma_tran.docx
Nội dung text: Tài liệu Tập huấn giáo viên Trung học cơ sở xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra định kì môn Khoa học tự nhiên năm 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ XÂY DỰNG MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Hà Nội, năm 2022
- Phần I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Ma trận đề kiểm tra a. Khái niệm ma trận đề kiểm tra - Ma trận đề kiểm tra là bản thiết kế đề kiểm tra chứa đựng những thông tin về cấu trúc cơ bản của đề kiểm tra như: thời lượng, số câu hỏi, dạng thức câu hỏi; lĩnh vực kiến thức, cấp độ năng lực của từng câu hỏi, thuộc tính các câu hỏi ở từng vị trí - Ma trận đề kiểm tra cho phép tạo ra nhiều đề kiểm tra có chất lượng tương đương. - Có nhiều phiên bản Ma trận đề kiểm tra. Mức độ chi tiết của các ma trận này phụ thuộc vào mục đích và đối tượng sử dụng. b. Cấu trúc một bảng ma trận đề kiểm tra Cấu trúc 1 bảng ma trận đề kiểm tra gồm các thông tin như sau: Tên Bảng ma trận - Ký hiệu (nếu cần) - Cấu trúc từng phần (Prompt Attributes) + Cấu trúc và tỷ trọng từng phần + Các câu hỏi trong đề kiểm tra (items) ✓ Dạng thức câu hỏi ✓ Lĩnh vực kiến thức ✓ Cấp độ/thang năng lực đánh giá ✓ Thời gian làm dự kiến của từng câu hỏi ✓ Vị trí câu hỏi trong đề kiểm tra - Các thông tin hỗ trợ khác c. Thông tin cơ bản của ma trận đề kiểm tra: - Mục tiêu đánh giá (objectives) - Lĩnh vực, phạm vi kiến thức (Content) - Thời lượng (cả đề kiểm tra, từng phần kiểm tra) - Tổng số câu hỏi - Phân bố câu hỏi theo lĩnh vực, phạm vi kiến thức, mức độ khó, mục tiêu đánh giá. - Các lưu ý khác 3
- Cung cấp thông tin mô tả trình độ, năng lực của người học tại thời điểm đánh giá. Dự đoán sự phát triển, sự thành công của người học trong tương lai. Nhận biết sự khác biệt giữa các người học. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu giáo dục, dạy học. Đánh giá kết quả học tập (hay việc làm chủ kiến thức, kỹ năng) của người học so với mục tiêu giáo dục, dạy học đã đề ra. Chẩn đoán điểm mạnh, điểm tồn tại của người học để có hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp. Đánh giá trình độ, năng lực của người học tại thời điểm bắt đầu và kết thúc một khóa học để đo lường sự tiến bộ của người học hay hiệu quả của khóa học. (ii) Hệ mục tiêu dạy học/ tiêu chí đánh giá Phần này trình bày chi tiết mục tiêu dạy học: những kiến thức và năng lực mà người học cần chiếm lĩnh và sẽ được yêu cầu thể hiện thông qua bài kiểm tra. Những tiêu chí để xác định các cấp độ đạt được của người học đối với từng mục tiêu dạy học. Có thể sử dụng các thang năng lực để xác định mục tiêu dạy học/ tiêu chí đánh giá, chẳng hạn thang năng lực nhận thức của Bloom (iii) Bảng đặc tả đề kiểm tra Đây là một bảng có cấu trúc hai chiều, với một chiều là các chủ đề kiến thức và một chiều là các cấp độ năng lực mà người học sẽ được đánh giá thông qua đề kiểm tra. Với mỗi chủ đề kiến thức, tại một cấp độ năng lực, căn cứ mục tiêu dạy học, người dạy đưa ra một tỷ trọng cho phù hợp. (iv). Cấu trúc đề kiểm tra Phần này mô tả chi tiết các hình thức câu hỏi sẽ sử dụng trong đề kiểm tra; phân bố thời gian và điểm số cho từng câu hỏi. Ví dụ minh họa mẫu bản đặc tả đề kiểm tra 5
- 3.3. So sánh trắc nghiệm khách quan với tự luận Trắc nghiệm khách quan Tự luận Chấm bài mất nhiều thời gian, khó chính Chấm bài nhanh, chính xác và khách quan. xác và khách quan Không thể sử dụng các phương tiện hiện Có thể sử dụng các phương tiện hiện đại đại trong chấm bài và phân tích kết quả trong chấm bài và phân tích kết quả kiểm kiểm tra. Cách chấm bài duy nhất là giáo tra. viên phải đọc bài làm của học sinh. Có thể tiến hành kiểm tra đánh giá trên Mất nhiều thời gian để tiến hành kiểm tra diện rộng trong một khoảng thời gian ngắn. trên diện rộng Biên soạn khó, tốn nhiều thời gian, thậm Biên soạn không khó khăn và tốn ít thời chí sử dụng các phần mềm để trộn đề. gian. Bài kiểm tra chỉ có một số rất hạn chế Bài kiểm tra có rất nhiều câu hỏi nên có thể câu hỏi ở một số phần, số chương nhất kiểm tra được một cách hệ thống và toàn định nên chỉ có thể kiểm tra được một diện kiến thức và kĩ năng của học sinh, phần nhỏ kiến thức và kĩ năng của học tránh được tình trạng học tủ, dạy tủ. sinh, dễ gây ra tình trạng học tủ, dạy tủ. Tạo điều kiện để HS tự đánh giá kết quả Học sinh khó có thể tự đánh giá chính học tập của mình một cách chính xác. xác bài kiểm tra của mình. Không hoặc rất khó đánh giá được khả Có thể đánh giá đượcc khả năng diễn đạt, năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ và quá sử dụng ngôn ngữ và quá trình tư duy của trình tư duy của học sinh để đi đến câu trả học sinh để đi đến câu trả lời.Thể hiện ở lời. bài làm của học sinh Không góp phần rèn luyện cho HS khả năng trình bày, diễn đạt ý kiến của mình. Góp phần rèn luyện cho học sinh khả Học sinh khi làm bài chỉ có thể chọn câu trả năng trình bày, diễn đạt ý kiến của mình lời đúng có sẵn. Sự phân phối điểm trải trên một phổ rất Sự phân phối điểm trải trên một phổ hẹp rộng nên có thể phân biệt được rõ ràng các nên khó có thể phân biệt được rõ ràng trình độ của HS. trình độ của học sinh. Chỉ giới hạn sự suy nghĩ của học sinh trong HS có điều kiện bộc lộ khả năng sáng tạo một phạm vi xác định, do đó hạn chế việc của mình một cách không hạn chế, do đó 7
- - Phương án nhiễu - Chức năng chính: Là câu trả lời hợp lý (nhưng không chính xác) đối với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra trong câu dẫn. + Chỉ hợp lý đối với những học sinh không có kiến thức hoặc không đọc tài liệu đầy đủ. + Không hợp lý đối với các học sinh có kiến thức, chịu khó học bài. Ví dụ : Trong câu hỏi trên: - Đáp án là D - Phương án A: Thống nhất đất nước - Phương án B: Chiến tranh biên giới Việt – Trung. - Phương án C: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam b. Đặc tính của câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn TT Cấp độ Mô tả 1 Nhận biết Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu 2 Thông hiểu Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng, khi chúng được thể hiện theo cách tương tự như cách giáo viên đã giảng hoặc như các ví dụ tiêu biểu về chúng trên lớp học. 3 Vận dụng Học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “thông hiểu”, tạo ra được sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa. 4 Vận dụng cao Học sinh có thể sử dụng các kiến thức về môn học - chủ đề để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học, hoặc trình bày trong sách giáo 9
- thành câu. - Câu theo cấu trúc phủ định: câu hỏi kiểu này có phần thân câu hỏi chứa một từ mang ý nghĩa phủ định như không, ngoại trừ - Câu kết hợp các phương án: với kiểu câu này, phần thân thường đưa ra một số (nên là 3 – 6) mệnh đề, thường là các bước thực hiện trong một quy trình hoặc các sự kiện/ hiện tượng diễn ra trong một trình tự thời gian ., sau đó, mỗi phương án lựa chọn và một trật tự sắp xếp các mệnh đề đã cho. e. Một số nguyên tắc khi biên soạn câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn - Phần dẫn cần bao gồm một câu hoặc một số câu truyền đạt một ý hoàn chỉnh, để người học đọc hết phần dẫn đã có thể nắm được sơ bộ câu hỏi đang kiểm tra vấn đề gì; đồng thời các phương án lựa chọn cần ngắn gọn. Nguyên tắc này cũng giúp chúng ta tiết kiệm diện tích giấy để trình bày câu hỏi trên đề thi, đồng thời tiết kiệm thời gian đọc câu hỏi của thí sinh. - Mỗi câu hỏi nên thiết kế có 4 đến 5 phương án lựa chọn. Các câu hỏi trong cùng một đề thi nên thống nhất về số lượng phương án lựa chọn để thuận tiện trong chấm điểm. Trường hợp trong cùng một đề thi có nhiều câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn và số lượng các phương án không thống nhất thì cần sắp xếp thành các nhóm các câu có cùng số lượng phương án. - Câu hỏi cũng như các phương án lựa chọn cần không có dấu hiệu kích thích thí sinh đoán mò đáp án. Hai tác giả Millman và Pauk (1969) đã chỉ ra 10 đặc trưng lớn mà câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể cung cấp dấu hiệu để người dự thi đoán mò đáp án, đó là: Phương án đúng được diễn đạt dài hơn những phương án còn lại; Phương án đúng được mô tả chi tiết và đầy đủ, khiến cho người ta dễ dàng nhận ra nhờ tính chính xác của phương án; Nếu một phương án lựa chọn chứa từ khóa được nhắc lại từ phần dẫn thì nhiều khả năng đó là phương án đúng; Phương án đúng có tính phổ biến và quen thuộc hơn những phương án còn lại; Người ta sẽ ít khi đặt phương án đầu tiên và phương án cuối cùng là đáp án; Nếu các phương án được sắp xếp theo một trật tự logic (ví dụ: nếu là các con số thì sắp xếp từ bé đến lớn), người ta sẽ có xu hướng sắp xếp đáp án là các phương án ở giữa; Nếu các phương án đều mang ý nghĩa cụ thể, chỉ có một phương án mang ý nghĩa khái quát thì nhiều khả năng phương án khái quát nhất sẽ là đáp án; Nếu có hai phương án mang ý nghĩa tương tự nhau hoặc đối lập nhau thì một trong hai phương án này sẽ là đáp án; 11
- Theo John M. Stalnaker (1951), câu trắc nghiệm tự luận "là một câu hỏi yêu cầu thí sinh phải tự viết ra phần bài làm của mình với độ dài thông thường là một câu hoặc nhiều hơn một câu. Về bản chất, người viết câu hỏi không thể liệt kê sẵn các kiểu trả lời được cho là đúng, và vì thế sự chính xác và chất lượng câu trả lời chỉ có thể được đánh giá một cách chủ quan bởi một người dạy dạy môn học”1. Theo cách định nghĩa trên, câu trắc nghiệm tự luận có 4 điểm đặc trưng, khác với câu trắc nghiệm khách quan, như sau: Yêu cầu thí sinh phải viết câu trả lời, thay vì lựa chọn; Phần trả lời của thí sinh phải bao gồm từ 2 câu trở lên; Cho phép mỗi thí sinh có kiểu trả lời khác nhau; Cần có người chấm điểm đủ năng lực để đánh giá sự chính xác và chất lượng của câu hỏi; đánh giá này mang sự chủ quan của người chấm điểm. Mặc dù gọi là câu trắc nghiệm tự luận nhưng chúng ta có thể sử dụng loại câu này ở tất cả các môn học, từ nhóm các môn học xã hội đến các môn khoa học tự nhiên, kể cả toán học (chẳng hạn, kiểm tra cách tư duy và lập luận của thí sinh thông qua việc trình bày các bước để giải một bài toán). b. Ưu điểm và hạn chế của câu trắc nghiệm tự luận: * Ưu điểm - Đánh giá được những năng lực nhận thức và tư duy bậc cao, như năng lực thảo luận về một vấn đề, năng lực trình bày quan điểm, năng lực miêu tả và trình bày theo quy trình hoặc hệ thống, năng lực nhận diện nguyên nhân và trình bày giải pháp - Phù hợp để đánh giá quá trình tư duy và lập luận của thí sinh. - Mang lại trải nghiệm thực tế cho thí sinh: Câu hỏi tự luận thường mang lại bối cảnh để thí sinh thể hiện năng lực gần với đời sống hơn là câu trắc nghiệm. Những kỹ năng phù hợp với đánh giá qua trắc nghiệm tự luận như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập luận bảo vệ quan điểm đều là những kỹ năng mang ý nghĩa sống còn với cuộc sống. - Có thể đánh giá được thái độ của người học thông qua việc trả lời câu trắc nghiệm tự luận, điều này rất khó thực hiện khi sử dụng câu trắc nghiệm khách quan. * Hạn chế: Chỉ đánh giá được một phạm vi nội dung nhất định, khó đảm bảo tính đại diện cho nội dung cần đánh giá: bởi vì câu trắc nghiệm tự luận cần có thời gian để thí sinh 1 Stalnaker, J. M. (1951). The Essay Type of Examination. In E. F. Lindquist (Ed.), Educational Measurement (pp. 495-530). Menasha, Wisconsin: George Banta. 13
- Câu tự luận có cấu trúc: Viết một bài luận ngắn khoảng 2 trang, so sánh hai khái niệm “vị tha” và “ích kỷ”. Bài luận cần liên hệ với (a) một bối cảnh hoặc tình huống cụ thể mà một người có tính “vị tha” hay “ích kỷ” gặp phải; và (b) những người mà họ gặp. Bài luận của bạn sẽ được chấm điểm dựa trên mức độ rõ ràng của việc giải thích điểm giống và khác nhau giữa hai khái niệm trên, và cách liên hệ với (a) bối cảnh, tình huống, và (b) những người cụ thể. Thời gian làm bài: 40 phút. Câu tự luận có cấu trúc phù hợp để đánh giá các bậc nhận thức như Nhớ, Hiểu, Vận dụng, Phân tích, và khả năng tổ chức, sắp xếp thông tin Câu tự luận mở phù hợp để đánh giá các bậc nhận thức Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Đánh giá; các vấn đề mang tính tích hợp, toàn cầu; cách thức tổ chức, sắp xếp thông tin; khả năng thuyết phục d. Một số lưu ý khi viết câu trắc nghiệm tự luận: - Chỉ nên sử dụng câu tự luận để đánh giá những mục tiêu dạy học mà nếu đánh giá bằng câu trắc nghiệm khách quan thì sẽ có nhiều hạn chế (ví dụ: những năng lực nhận thức bậc cao như phân tích, đánh giá, sáng tạo). Đặc biệt với câu tự luận mở chỉ nên khai thác để đánh giá năng lực đánh giá, sáng tạo. - Đặt câu hỏi phải đảm bảo nhắm đến yêu cầu thí sinh thể hiện năng lực như mục tiêu dạy học đã đặt ra. Nếu sử dụng câu tự luận có cấu trúc, phải đảm bảo sử dụng động từ phù hợp với động từ đã sử dụng ở mục tiêu dạy học. Nếu là câu tự luận mở, phải đảm bảo các tiêu chí đánh giá đánh giá được mục tiêu dạy học. - Yêu cầu của câu hỏi cần được làm rõ tới người học thông qua văn phong rõ ràng và ngắn gọn. Sử dụng những từ chỉ hành động cụ thể như miêu tả, giải thích, so sánh, nêu ưu điểm và nhược điểm Tránh dùng những động từ mơ hồ, trừu tượng như “vận dụng”, vì người học có thể không biết cần làm gì khi được yêu cầu “vận dụng”. Với một số mục tiêu đánh giá kỳ vọng về số lượng lập luận hay vấn đề mà người học cần trình bày, câu hỏi cũng cần nêu rõ số lượng này. Với câu tự luận có cấu trúc, người dạy nên cùng người học xây dựng bài mẫu, hoặc các tiêu chí đánh giá để người học hiểu rõ câu hỏi hơn và việc chấm điểm cũng sẽ khách quan hơn. - Với câu trắc nghiệm tự luận, không nên cho phép thí sinh lựa chọn câu hỏi giữa các câu hỏi tương đương nhau. Việc sử dụng câu tự luận đã làm giảm tính đại diện của nội dung đánh giá, việc cho phép thí sinh lựa chọn câu hỏi một lần nữa làm giảm tính đại diện này. Hơn nữa, mỗi thí sinh có thể có hứng thú với câu hỏi này hơn là câu hỏi khác, việc cho thí sinh lựa chọn câu hỏi sẽ làm cho việc đánh giá trở nên thiếu công bằng. - Cân nhắc để giao đủ thời gian làm bài cho mỗi câu hỏi. Trên đề kiểm tra nên 15
- Phần II. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MA TRẬN VÀ BẢN ĐẶC TẢ 1. Hướng dẫn xây dựng ma trận đề kiểm tra a) Khái niệm ma trận đề kiểm tra - Ma trận đề kiểm tra là bản thiết kế đề kiểm tra chứa đựng những thông tin về cấu trúc cơ bản của đề kiểm tra như: thời lượng, số câu hỏi, dạng thức câu hỏi; lĩnh vực kiến thức, cấp độ năng lực của từng câu hỏi, thuộc tính các câu hỏi ở từng vị trí - Ma trận đề kiểm tra cho phép tạo ra nhiều đề kiểm tra có chất lượng tương đương. - Có nhiều phiên bản Ma trận đề kiểm tra. Mức độ chi tiết của các ma trận này phụ thuộc vào mục đích và đối tượng sử dụng. b) Cấu trúc một bảng ma trận đề kiểm tra Cấu trúc 1 bảng ma trận đề kiểm tra gồm các thông tin như sau: Tên Bảng ma trận - Ký hiệu (nếu cần) - Cấu trúc từng phần (Prompt Attributes) + Cấu trúc và tỷ trọng từng phần + Các câu hỏi trong đề kiểm tra (items) Dạng thức câu hỏi; lĩnh vực kiến thức; cấp độ/thang năng lực đánh giá; thời gian làm dự kiến của từng câu hỏi; vị trí câu hỏi trong đề kiểm tra - Các thông tin hỗ trợ khác c) Thông tin cơ bản của ma trận đề kiểm tra: Mục tiêu đánh giá (objectives); lĩnh vực, phạm vi kiến thức (Content); thời lượng (cả đề kiểm tra, từng phần kiểm tra); tổng số câu hỏi; phân bố câu hỏi theo lĩnh vực, phạm vi kiến thức, mức độ khó, mục tiêu đánh giá; Các lưu ý khác 17
- Các mục đích sử dụng của đề kiểm tra có thể bao gồm (1 hoặc nhiều hơn 1 mục đích): Cung cấp thông tin mô tả trình độ, năng lực của người học tại thời điểm đánh giá. Dự đoán sự phát triển, sự thành công của người học trong tương lai. Nhận biết sự khác biệt giữa các người học. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu giáo dục, dạy học. Đánh giá kết quả học tập (hay việc làm chủ kiến thức, kỹ năng) của người học so với mục tiêu giáo dục, dạy học đã đề ra. Chẩn đoán điểm mạnh, điểm tồn tại của người học để có hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp. Đánh giá trình độ, năng lực của người học tại thời điểm bắt đầu và kết thúc một khóa học để đo lường sự tiến bộ của người học hay hiệu quả của khóa học. (ii) Hệ mục tiêu dạy học/ tiêu chí đánh giá Phần này trình bày chi tiết mục tiêu dạy học: những kiến thức và năng lực mà người học cần chiếm lĩnh và sẽ được yêu cầu thể hiện thông qua bài kiểm tra. Những tiêu chí để xác định các cấp độ đạt được của người học đối với từng mục tiêu dạy học. Có thể sử dụng các thang năng lực để xác định mục tiêu dạy học/ tiêu chí đánh giá, chẳng hạn thang năng lực nhận thức của Bloom (iii) Bảng đặc tả đề kiểm tra Đây là một bảng có cấu trúc hai chiều, với một chiều là các chủ đề kiến thức và một chiều là các cấp độ năng lực mà người học sẽ được đánh giá thông qua đề kiểm tra. Với mỗi chủ đề kiến thức, tại một cấp độ năng lực, căn cứ mục tiêu dạy học, người dạy đưa ra một tỷ trọng cho phù hợp. (iv). Cấu trúc đề kiểm tra Phần này mô tả chi tiết các hình thức câu hỏi sẽ sử dụng trong đề kiểm tra; phân bố thời gian và điểm số cho từng câu hỏi. 19
- Phần III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MINH HOẠ 1. Khung ma trận và đặc tả đề kiểm tra cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên, lớp 6 a) Khung ma trận - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 1 khi kết thúc nội dung: 8. Đa dạng thế giới sống - Phân loại thế giới sống - Thời gian làm bài: 60 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; - Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). - Nội dung nửa đầu học kì 1: 25% (2,5 điểm) - Nội dung nửa học kì sau: 75% (7,5 điểm) Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc số luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Mở đầu (7 tiết) 1 1 1 1 0,50 2. Các phép đo 1 1 1 2 1 0,75 3. Các thể (trạng thái) của 1 1 1 1 1 1,0 21
- b) Bản đặc tả Số ý TL/số câu Câu hỏi hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) (Số ý) (Số câu) 1. Mở đầu (7 tiết) 1 1 - Giới thiệu Nhận biết 1 về Khoa học – Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên. tự nhiên. Các – Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành. 1 C1 lĩnh vực chủ yếu của Khoa – Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi học tự nhiên học tập môn Khoa học tự nhiên, các dụng cụ: đo chiều dài, đo thể tích, kính lúp, kính hiểm vi, ). - Giới thiệu một số dụng Thông cụ đo và quy hiểu – Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng tắc an toàn nghiên cứu. trong – Trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống. phòng thực – Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật hành không sống. Vận dụng – Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học. – Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. 23
- Số ý TL/số câu Câu hỏi hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) (Số ý) (Số câu) Vận dụng - Dùng thước (cân, đồng hồ) để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó. – Thực hiện đúng thao tác để đo được chiều dài (khối lượng, thời gian, nhiêt độ) bằng thước (cân đồng hồ, đồng hồ, nhiệt kế) (không yêu cầu tìm sai số). Vận dụng Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai bậc cao về chiều dài (khối lượng, thời gian, nhiệt độ) khi quan sát một số hiện tượng trong thực tế ngoài ví dụ trong sách giáo khoa. 3. Các thể (trạng thái) của chất. Oxygen (oxi) và không khí (7 tiết) 2 1 – Sự đa dạng Nhận biết Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong của chất các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh) – Ba thể – Nêu được chất có ở xung quanh chúng ta. (trạng thái) – Nêu được chất có trong các vật thể tự nhiên. cơ bản của - Nêu được chất có trong các vật thể nhân tạo. – Sự chuyển đổi thể (trạng - Nêu được chất có trong các vật vô sinh. thái) của chất - Nêu được chất có trong các vật hữu sinh. Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, 25