Kế hoạch hoạt động Lớp Chồi - Chủ đề: Trường mầm non của bé - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Kim Chưa

docx 31 trang giangpham 25/12/2022 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch hoạt động Lớp Chồi - Chủ đề: Trường mầm non của bé - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Kim Chưa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_hoat_dong_lop_choi_chu_de_truong_mam_non_cua_be_nam.docx

Nội dung text: Kế hoạch hoạt động Lớp Chồi - Chủ đề: Trường mầm non của bé - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Kim Chưa

  1. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1 :TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ Thực hiện từ ngày: 12/09/2022 đến 16/09/2022 Lớp: Mẫu Giáo 4 - 5 Tuổi . GV: Lê Thị Kim Chưa Thứ Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu - Trò chuyện về tên của cô và trẻ - Trò chuyện về ngôi trường Mầm non của trẻ Đón trẻ - Trò chuyện về các đồ dùng và đồ chơi của lớp - Trò chuyện về cán bộ giáo viên , công nhân viên trong trường * Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi ( Mũi chân, bàn chân, gót chân, đi nhanh, đi chậm ) * Trọng động : BTPTC - Chuyển đội hình 3 hàng ngang - Hô hấp: Hít vào thở ra - Tay : Tay đưa trước lên cao Thể dục - Bụng: Tay đưa lên cao cúi gập người sáng - Chân: Hai tay chống hông ngồi xổm - Bật: Bật chụm tách chân ( Mỗi động tác tập 2l x 4n) * Ngày thứ hai tập thể dục theo bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non” * Hồi tĩnh: Đi hít thở nhẹ nhàng Đi trên dây Hát: Vui Bé với Đếm đến 1- Tô màu đặt trên sàn đến trường mầm 2, Nhận trường mầm trường non biết các non Hoạt nhóm đồ động học vật có số lượng 1-2, nhận biết số 1,2 * Phân vai: Cô bán hàng, bé làm bác sĩ, gia đình chăm sóc con * Xây dựng: Xây trường mầm non * Học tập: Trẻ tập tô các nét cơ bản: ngang, xiên, thẳng, cong chữ cái đã làm quen. Nối chữ số tương ứng với số lượng, tô chữ số . Chơi hoạt * Tạo hình: Vẽ, tô, cắt, dán để tạo sản phẩm: Làm tranh ảnh về trường động ở mầm non từ các nguyên vật liệu. Vẽ theo ý thích các góc * Âm nhạc: Trẻ hát các bài hát trong chủ điểm: Trường chúng cháu là trường mầm non, Ngày vui của em, vui đến trường * Sách:Lật sách, xem sách * Khám phá: Sử dụng các dụng cụ làm vườn để trồng hoa, rau và tưới nước cho cây.
  2. Thứ hai ngày 12 tháng 09 năm 2022 ĐI TRÊN DÂY ĐẶT TRÊN SÀN I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đi trên dây đặt trên sàn khéo léo, nhanh nhẹn và đúng kỹ thuật. - Trẻ thực hiện được vận động nhịp nhàng. - Trẻ có thái độ đoàn kết trong giờ học II. Chuẩn bị: x x x x x x x x x x x x - Sàn sạch sẽ, 2 Dây vải với 2 màu khác nhau x x xxxxxxxxxxxxxxxxx III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Khởi động . - Cho trẻ đi, chạy kết hợp các kiểu chân ( mũi chân , bàn chân , gót chân ) theo hiệu lệnh của cô. * Hoạt động 2. Trọng động: - Tập BTPTC + Động tác tay: Hai tay đưa dang ngang lên cao (4l / 4n). + Động tác bụng: Quay người sang trái, sang phải (2l / 4n ) . + Động tác chân: Bước khụy một chân ra trước chân sau thẳng. (4l / 4n). + Động tác bật: Bật chân trước , chân sau.( 2l / 4n ) * Vận động cơ bản: Đi trên dây đặt trên sàn - Cô giới thiệu tên vận động - Cô làm mẫu lần 1 không giải thích - Cô làm mẫu lần 2 giải thích: TTCB: Đứng trước vạch xuất phát ,chân rộng bằng vai, 2 tay chống hông mắt nhìn phía trước khi có hiệu lệnh bước đi trên dây lần lượt từng bước chân đến hết dây chạy về cuối hàng đứng - Cô gọi 2 trẻ lên tập mẫu. - Lần lượt cho từng trẻ của 2 tổ lên tập. (Cô chú ý nhận xét, sửa sai cho trẻ) - Động viên tuyên dương trẻ kịp thời *Trò chơi : Thi đua xem đội nào đúng - Cách chơi: đi trên dây và đội túi cát lên đầu đến đích bỏ túi cát vào rổ rồi về cuối hàng. - Luật chơi: Không làm rơi túi cát xuống đất, đội nào thua bị nhảy lò cò * Hoạt động 3 : Hồi tĩnh: - Trẻ đi vòng quanh sân hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng chân tay. ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
  3. Thứ tư, ngày 14 tháng 09 năm 2022 BÉ VỚI TRƯỜNG MẦM NON I. Mục đích- yêu cầu: - Trẻ biết tên trường mình đang học, các đồ dùng, đồ chơi ở trường, ở lớp. - Trẻ trả lời các câu hỏi một cách nhanh nhẹn và chính xác. - Trẻ có thái độ yêu thương bạn bè, kính trọng các cô, các bạn, các bác trong trường lớp, giữ gìn và bảo vệ trường lớp không vẽ bẩn lên tường. II. Chuẩn bị: - Tranh, ảnh về trường mầm non. - Nhạc: trường chúng cháu là trường mầm non. III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: - Trường của chúng ta tên là gì? - Trường chúng ta nằm ở đâu? - Trong trường gồm có những ai? - Các con thấy các cô làm những việc gì? - Trong sân trường có những gì? - Lớp chúng ta là lớp gì? - Các con nhìn xem lớp chúng ta có những đồ dùng đố chơi gì? Các góc chơi nào? - Các con có thích chơi nhũng đồ chơi đó không? - Cô cho các con chơi thì các con phải làm sao? - Khi chơi xong các con phải làm sao? - Cho cả lớp đọc thơ "giữ gìn đồ chơi" - Đến trường các con gặp ai? - Vậy vào lớp các con gặp cô thì phải làm gì? - Đối với bạn thì phải thế nào? - Khi có khách đến lớp, các con phải làm sao? - Cô khái quát lại. - GD trẻ: Các con đến trường mầm non được cô dạy biết lễ phép, đọc thơ, hát, tập viết các con phải cố gắng chăm học, biết vâng lời cô và ba mẹ. Không chạy nhảy, không giành đồ chơi của bạn và không được vứt rác bừa bãi. * Họat động 2:Trò chơi "tìm bạn thân." - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cách chơi: Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài "Tìm bạn thân". Khi trẻ hát hết bài hoặc khi đang hát, nghe cô ra hiệu lệnh: "Tìm bạn thân" thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một người bạn khác giới (nếu số lượng trẻ trai và gái không bằng nhau thì trước khi chơi cô giáo phải cho các cháu đóng vai sao cho trẻ trai và gái bằng nhau). Các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát. Đến khi cô nói: "Đổi bạn" thì trẻ phải tách và tìm cho mình một bạn khác theo đúng luật chơi. - Luật chơi: Bạn nào không thực hiện đúng theo yêu cầu của cô sẽ bị phạt. - Trẻ chơi 3-4 lần. - Mỗi lần chơi, cô khuyến khích những trẻ tìm bạn nhanh và đúng. * Kết thúc: Nhận xét và tuyên dương trẻ.
  4. Thứ năm, ngày15 tháng 09 năm 2022 ĐẾM ĐẾN 1-2, NHẬN BIẾT NHÓM ĐỒ VẬT CÓ SỐ LƯỢNG 1-2, NHẬN BIẾT SỐ 1-2 I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết nhóm đồ vật có số lượng 1-2 ,nhận biết chữ số 1-2, biết so sánh các đồ vật có chiều dài khác nhau. - Trẻ đếm và đọc được những nhóm đồ vật có số lượng 1-2 - Trẻ có thái độ biết giữ gìn và sắp xếp đồ dùng đồ chơi của lớp ngăn nắp, gọn gàng. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Các đồ vật có số lượng 1-2. - Băng giấy màu đỏ và băng giấy màu xanh cho cháu có chiều dài khác nhau. * Đồ dùng của trẻ: - Đất nặn, bảng con. - Thẻ số 1- 2. III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: - Cho trẻ chọn tất cả băng giấy màu xanh và băng giấy màu đỏ. - Cho trẻ so sánh các băng giấy. - Hỏi trẻ có mấy sợi dây ngắn hơn băng giấy màu đỏ. - Có mấy băng giấy màu xanh ngắn hơn băng giấy màu đỏ. - Cô cho trẻ chọn số tương ứng đặt vào băng giấy và sợi dây. - Cô đưa đồ chơi trẻ chọn số tương ứng giơ lên - Mời trẻ chọn thẻ số 1-2 đặt vào nhóm có số lượng tương ứng theo yêu cầu của cô * Hoạt động 2: - Cho trẻ thi đua nặn nhanh đồ chơi có số lượng 1-2. - Cho trẻ chơi về đúng nhà. - Cho trẻ tạo nhóm có số lượng 1-2. - Cho trẻ xếp hàng và so sánh chiều dài của 3 tổ - Trẻ chơi và ôn luyện kiến thức vừa học Kết thúc : Nhận xét, tuyên dương. ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
  5. - Cô nhận xét bổ sung thêm. * Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương lớp. ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN .
  6. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2 : BÉ VUI ĐẾN TRƯỜNG Thực hiện từ ngày: 19/09/2022 đến 23/09/2022 Lớp: Mẫu Giáo 4 - 5 Tuổi . GV: Lê Thị Kim Chưa Thứ Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu - Trò chuyện về ngày nghỉ cuối tuần . - Trò chuyện về cô giáo và bạn cùng lớp Đón trẻ - Trò chuyện về sở thích của trẻ - Trò chuyện về thói quen ở nhà và định hướng trẻ với thói quen ở trường. - Nhắc trẻ chào bố mẹ, và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. Nhắc nhở trẻ đăng ký góc chơi * Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi ( Mũi chân, bàn chân, gót chân, đi nhanh, đi chậm ) * Trọng động : BTPTC - Chuyển đội hình 3 hàng ngang - Hô hấp: Hít vào thở ra - Tay : Tay đưa trước lên cao Thể dục - Bụng: Tay đưa lên cao cúi gập người sáng - Chân: Hai tay chống hông ngồi xổm - Bật: Bật tách chụm chân ( Mỗi động tác tập 2l x 4n) * Ngày thứ hai tập thể dục theo bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non” * Hồi tĩnh: Đi hít thở nhẹ nhàng Hoạt Đập bóng Vẽ cô Thơ “ Bàn So sánh Dạy hát “ Cô động học xuống sàn và giáo tay cô giáo” hình vuông, giáo em” bắt bóng hình tròn * Phân vai: Cô bán hàng, bé làm bác sĩ, gia đình chăm sóc con * Xây dựng: Xây trường mầm non * Học tập: Trẻ tập tô các nét cơ bản: ngang, xiên, thẳng, cong chữ cái đã làm quen. Nối chữ số tương ứng với số lượng, tô chữ số . Chơi hoạt * Tạo hình: Vẽ, tô, cắt, dán để tạo sản phẩm: Làm tranh ảnh về trường động ở mầm non từ các nguyên vật liệu. Vẽ theo ý thích các góc * Âm nhạc: Trẻ hát các bài hát trong chủ điểm: Trường chúng cháu là trường mầm non, cô giáo của em * Sách: Lật sách , xem sách * Khám phá: Sử dụng các dụng cụ làm vườn để trồng hoa, rau và tưới nước cho cây.
  7. Thứ hai, ngày 19 tháng 09 năm 2022 ĐẬP BÓNG XUỐNG SÀN VÀ BẮT BÓNG I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay đề đập bóng xuống sàn và bắt bóng - Trẻ thực hiện vận động nhịp nhàng, khéo léo. - Trẻ có thái độ yêu thích luyện tập. Trẻ hứng thú vào giờ học. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của trẻ: - Quần áo gọn gàng. * Đồ dùng cô: - Bóng cho trẻ , cờ. - Đồ dùng cho trẻ chơi. - Băng nhạc thể dục. sân bằng phẳng, an toàn - Cờ cho trẻ chơi X III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Khởi động: - Cho trẻ đi khởi động theo đội hình vòng tròn, kết hợp các kiểu chân, chạy nhanh, chậm và đứng thành 3 hàng ngang * Hoạt động 2: Trọng động: a. Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập theo nhịp bài “Cả tuần đều ngoan” - Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao.(4lx4n) - Bụng: Hai tay đưa cao nghiêng người (2lx4n) - Chân: Hay tay chống hông khụy gối (4lx4n) - Bật: Tách chân - khép chân (2lx4n) b.Vận động cơ bản: “ Đập bóng xuống sàn và bắt bóng” + Chơi trò chơi: Quả bóng xinh - Cho mỗi trẻ chọn một quả bóng mà trẻ thích - Cho trẻ chơi tự do theo ý thích - Các con đã chơi với bóng với những hình thức nào? - Bạn nào chơi đập bóng xuống sân?Khi đập con thấy như thế nào? - Cô khái quát lại * Cô làm mẫu: - Lần 1: Cô làm mẫu cho trẻ xem - Lần 2: Cô vừa làm mẫu vừa giải thích
  8. Thứ ba, ngày 20 tháng 09 năm 2022 VẼ CÔ GIÁO EM I . Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết miêu tả khuôn mặt của cô qua hình vẽ thể hiện các chi tiết như: Nét mặt, mái tóc, nụ cười - Trẻ vẽ được theo bố cục tranh, không tô lem ra ngoài. - Trẻ có thái độ yêu mến và quý trọng cô giáo. II. Chuẩn bị : - Tranh vẽ mẫu cô giáo của cô. - Vở, màu tô đủ cho cháu. - Bài thơ “Cô và mẹ”. - Bài hát “Cô giáo của em”. III. Tổ chức hoạt động :. * Hoạt động 1 : Xem tranh mẫu - Cô treo tranh cho cháu quan sát và đàm thoại. + Hỏi trẻ cách vẽ như thế nào? + Vẽ từng bộ phận trên khuôn mặt ,cô vừa đặt câu hỏi và gợi mỡ : Khuôn mặt cô v ẽ như thế nào, tiếp đến vẽ gì? Vẽ mắt như thế nào ? * Cô vẽ mẫu - Trước tiên cô vẽ khuôn mặt là một nét cong tròn đến cổ là hai nét xiên ngắn ,bờ vai là hai nét cong nối liền nhau với cổ ,tóc lả những nét cong ngắn, mắt là nét cong khép kín. - Hỏi trẻ còn thiếu chi tiết nào nữa? - Cô vừa vẽ vừa giải thích cách vẽ. * Hoạt động 2: Trẻ thực hiện - Cô nhắc trẻ cách ngồi ,cách cầm bút.
  9. Thứ tư, ngày 21 tháng 09 năm 2022 THƠ “BÀN TAY CÔ GIÁO “ I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả. Hiểu nội dung bài thơ “Bàn tay cô giáo” - Trẻ đọc thơ rõ ràng, diễn cảm, bộc lộ cảm xúc. - Trẻ có thái độ lễ phép, tôn trọng và yêu thương cô giáo. II. Chuẩn bị : * Đồ dùng của cô: - Tranh vẽ minh hoạ bài thơ “ Bàn tay cô giáo” - hình ảnh slieds về những hoạt động của cô giáo ở trường mầm non. - Nhạc “ Cô giáo em” * Đồ dùng của trẻ: - Tranh rời hình ảnh cô giáo. - Khung ảnh. - hồ dán. - giấy lâu tay. - Rổ đựng III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Dạy trẻ đọc thơ - Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1. - Cô đọc diển cảm bài thơ lần 2 kết hợp xem hình ảnh minh họa. - Giảng giải nội dung bài thơ, giải thích từ khó. + Bài thơ nói về sự yêu thương, chăm sóc ân cần của cô giáo đối với các bạn nhỏ được thể hiện qua đôi bàn tay khéo léo của cô. + Giải thích từ khó: “ tết tóc” Có nghĩa là kết tóc lại cho gọn gàng. - Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác ? ( Bàn tay cô giáo, của “ Định Hải”) - Bài thơ nói về tình cảm của ai đối với các bạn nhỏ? ( Cô giáo) - Trong bài thơ cô giáo đã chăm sóc các bạn như thế nào? ( Tết tóc, vá áo ) - Câu thơ nào cho biết bàn tay cô giáo rất khéo ( Về nhà mẹ khen tay cô tết khéo) - Câu thơ nào đã thể hiện sự chăm sóc của cô giáo đối với các bạn nhỏ trong bài thơ? ( Bàn tay cô giáo tết tóc cho em, bàn tay cô giáo vá áo cho em, ) - Ngoài ra cô giáo còn làm gì để giúp bạn nhỏ viết đẹp? Câu thơ nào thể hiện điều đó (Cô cầm tay em nắn từng nét chữ thẳng điều trang vở) - Trong bài thơ tác giả đã nói về cô giáo hiền lành, chăm sóc các con như ai ở trong gia đình? ( Chị Cả, Mẹ hiền) - Cô giáo dục trẻ: Khi ở nhà các con được bố mẹ, anh chị, ông bà chăm sóc, đến trường được cô giáo thương yêu dạy dỗ chăm sóc cho nên các con phải biết lễ phép, kính trọng , yêu quí và nghe lời cô giáo và mọi người trong gia đình. * Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ: - Cả lớp đọc thơ cùng cô vài lần (cô theo dõi, sửa sai). - Tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ (cô theo dõi, sửa sai). * Hoạt động 3: Ghép tranh Cô giáo
  10. Thứ năm ngày 22 tháng 09 năm 2022 SO SÁNH HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN I. Mục đích - yêu cầu: -Trẻ biết phân biệt được hình vuông,hìng tròn - Trẻ phân biệt được sự giống và khác nhau giữa hình vuông,hình tròn. - Trẻ tập trung chú ý trong giờ học II.Chuẩn bị: - Một hình vuông,1 hình tròn,4 que tính. - Một số đồ dùng đồ chơi ở lớp có dạng hình vuông,hình tròn. - Đồ dùng của cô lớn hơn đồ dùng của trẻ III.Tổ chức hoạt động: *Hoạt động 1: So sánh hình tròn,hình vuông. - Cô giới thiệu tên hoạt động. + Các con nhìn xem trong rổ có gì? - Chơi trò chơi: Ai có hình giống hình của cô. - Cô giơ hình tròn cả lớp giơ hình tròn và đọc to tê hình tròn. + Con thấy hình tròn nó như thế nào? + Hình tròn có lăn được không?vì sao? + Con nhìn xem trong rổ còn hình nào nữa? + Hình vuông có mấy cạnh? + Hình vuông có lăn được không?vì sao? + Trong rổ con có mấy que tính ? + Các que tính này con xếp được hình gì ? + Các que này như thế nào với nhau ? - Vậy hình tròn,hình vông khác nhau ở chỗ nào ? * Giống nhau : Đều là các hình để học. * Khác nhau : + Hình vuông :không lăn được,có cạnh,góc. + Hình tròn : Không có cạnh và lăn được. * Hoạt động 2 : Luyện tập. - Củng cố lại cho trẻ cách nhận biết và phân biệt được các hình và luyện cách phát âm cho trẻ. - Cho trẻ làm theo yêu cầu của cô :Lấy hình tròn,hình vuông. * Kết thúc : - Nhận xét, tuyên dương trẻ ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
  11. * Trò chuyện *QS: Tham * Chơi trò *- Trò * Làm về cách giữ gìn quan cảnh chơi “Ném chuyện quen trò vệ sinh thân trường còn” nhóm chơi dân thể. thực phẩm gian giàu chất vitaminA. Chơi hoạt * Chơi * Chơi : * Chơi * Chơi * Chơi động - Kéo cưa lừa - Tay cầm tay - Mèo đuổi - Tìm bạn - Lăn bóng ngoài trời xẻ chuột thân - Lộn cầu Trốn tìm - Kéo co vồng * Chơi tự do * Chơi tự do * Chơi tự * Chơi tự * Chơi tự do do do - Cho trẻ rửa tay, rửa mặt. - Nhắc trẻ ngồi ngay ngắn khi ăn không nói chuyện, không làm rơi vãi Ăn, ngủ thức ăn. - Nhắc trẻ mời cô và bạn trước khi ăn. - Xếp gối đệm, nhắc trẻ nằm ngủ ngay ngắn - Tập một số động tác TD sau khi ngủ dậy - Cho trẻ xem Cho trẻ hoàn - Cho trẻ Chơi bé - Cho trẻ băng hình một thành sản phẩm nhận biết ký làm vườn quan sát kệ Chơi hoạt số hoạt động ở buổi sáng hiệu trong đựng đồ động theo trường mầm đồ dùng học dùng đồ ý thích non. tập của trẻ. chơi trong lớp. - Nêu gương cuối tuần. - Nhắc nhỡ trẻ cuối tuần được nghỉ. Trả trẻ - Biết lễ phép thưa hỏi khi có khách đến nhà. - Trao đổi với phụ huynh về việc học tập của trẻ .
  12. + Luật chơi : Nếu đội nào không đổi cờ đội đó sẽ thua . - Cô cho lớp chơi, cô nhận xét sau lần chơi. 3. Hồi tỉnh : Trẻ đi bộ hít thở nhẹ. ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
  13. Thứ tư ngày 28 tháng 09 năm 2022 KHÁM PHÁ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA LỚP I. Mục đích-yêu cầu: - Trẻ biết gọi tên 1 số đồ dùng, đồ chơi của lớp, biết phân loại so sánh theo công dụng. - Trẻ trả lời câu hỏi tròn câu, mạch lạc - Trẻ có thái độ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi. II. Chuẩn bị: - Đồ chơi, đồ dùng học tập, ăn uống, đồ dùng vệ sinh.2 chiếc túi - Mỗi trẻ 1 đồ dùng hoặc đồ chơi. III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Khám phá một số đồ dung đồ chơi - Đồ dùng cần trong vệ sinh cá nhân là những đồ dùng nào? (Trẻ kể) - Giáo dục trẻ biết giữ gìn cẩn thận khi dùng . - Cô giới thiệu các đồ dùng , lớp đồng thanh. - Ngoài đồ dùng đồ chơi vừa làm quen, nhìn xem lớp mình có những đồ dùng gì nữa? - Cô cho trẻ xem những đồ dùng trẻ kể như búp bê, bóng .xe - Búp bê muốn ngồi cần có gì ? - Búp bê muốn vẽ tranh tặng cô giáo thì cần có gì? - Tất cả các đồ dùng con vừa lấy cho búp bê đều là đồ chơi của lớp. - Ngoài ra trong lớp chúng ta còn có những đồ dùng khác nữa như kệ ,tủ , đều làm bằng gỗ. - Khi dùng con phải giữ gìn cẩn thận , không được đập phá , văn vứt lung tung . * So sánh, phân loại đồ dùng đồ chơi theo màu sắc, chất liệu công dụng - Mời 1 vài cháu lên phân nhóm đồ dùng theo công dụng : Đồ dùng để ăn, đồ dùng để học tập, đồ dùng để vệ sinh. - Mời 1 vài cháu lên phân loại đồ dùng đồ chơi theo màu sắc - Cho trẻ kể tên 1 số đồ dùng, đồ chơi và lấy đồ chơi để đúng nơi qui định. *Hoạt động 2: - Trò chơi : Xếp theo tên gọi - Mỗi cháu cần trên tay 1 đồ dùng bất kỳ. - Khi cô nói đồ chơi, đồ dùng nào thì chạy lên xếp nhanh đúng vị trí cô qui định. - Trò chơi : " Chiếc túi kì diệu " + Cách chơi : Trẻ lên thò tay vào túi lấy đồ dùng, đồ chơi đúng theo yêu cầu của cô, rồi chạy về cuối hàng,cứ thế cho đến hết các bạn trong đội. Đội nào lấy nhiều đồ dùng đội đó thắng. + Luật chơi : Mỗi cháu lên chỉ lấy 1 đồ dùng, ai chọn đúng được thưởng quà. * Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương lớp. ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
  14. Thứ năm, ngày 29 tháng 09 năm 2022 THƠ " BẠN MỚI " Tác giả “Nguyệt Mai” I. Mục đích- yêu cầu: - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, biểu nội dung bài thơ: “Bạn Mới”. - Trẻ đọc thơ diễn cảm, phối hợp với bạn cùng đọc thơ. - Trẻ có thái độ biết yêu thương đoàn kết bạn bè và kính trọng cô giáo. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Hình ảnh bé với trường mầm non - Slide bài thơ “bạn mới”. - Máy tính, ti vi. * Đồ dùng của trẻ: - Rổ, bảng, que chỉ, xắc xô. III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Bé nghe đọc thơ - Cô đọc thơ lần 1 diễn cảm. - Cô đọc thơ lần 2 kết hợp xem slide. - Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào ? (bài thơ bạn mới, của nguyệt mai) - Trong bài thơ nói về ai?(Nói về bạn và cô giáo) - Bạn nhỏ đã giúp bạn điều gì? (dạy bạn hát, mời bạn chơi) - Khi thấy các bạn chơi với nhau thì cô giáo khen bằng câu thơ nào? (cô thấy cô cười, cô khen đoàn kết). - Cô giáo dục trẻ phải biết đoàn kết yêu thương nhau mới là trò ngoan. * Dạy trẻ đọc thơ: - Cô cho cả lớp đọc thơ 1 -2 lần diễn cảm.(cô chú ý sữa sai cho trẻ) - Mời tổ nhóm, cá nhân đọc thơ dưới nhiều hình thức của cô (cô sữa sai) - Mời cá nhân đọc thơ. * Hoạt động 2: Trò chơi “tìm bạn thân” - Cô nói cách chơi và luật chơi + Cách chơi: Các trẻ vừa đi vừa hát khi nghe cô nói tìm bạn thì các bạn tìm cho mình một bạn thân và cầm tay lại giơ lên, mỗi lần chơi cô có thể thay đổi luân phiên như (bạn nam tìm bạn nữ và ngược lại) + Luật chơi: Nếu bạn nào không tìm được nhanh cho mình một người bạn cầm tay giơ lên là nhảy lò cò một vòng. - Cho trẻ chơi cô bao quát nhận xét khuyến khích trẻ chơi. * Kết thúc: Nhận xét tuyên dương. ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
  15. + Trò chuyện về công việc của cô, chú trong trường: + Con học trường, lớp nào? + Cô con tên là gì? + Trong trường còn có những cô, chú nào? Giáo dục các cháu yêu quí các cô bác trong trường. + Đến trường mầm non các con được chơi những đồ chơi gì? + Cho cả lớp hát và vận động bài "Vườn trường mùa thu"; + Các con đã thực hiện được những kĩ năng gì về tạo hình ?( Vẽ, cắt dán, vo, vò ) + Cho trẻ xem 1 số sản phẩm tạo hình của các bạn - Con đã làm như thế nào? – Các bạn nhận xét gì + Cho trẻ hát và vận động cá nhân, nhóm theo nhạc bài: Ngày vui của bé; Vườn trường mùa thu, Cháu đi mẫu giáo - Cho trẻ đọc thơ: Tình bạn - Bạn bè trong lớp khi chơi với nhau phải như thế nào? – Bạn nhỏ trong câu chuyện Cây táo thần thì sao: Giáo dục trẻ yêu quý bạn, vâng lời cô + Hôm nay đã kết thúc chủ điểm trường mầm non rồi vậy cô và các con sẽ lấy những bức tranh của chủ điểm xuống nhé. Mở chủ đề Bản thân: + Cho trẻ xem xung quanh lớp có tranh khác so với chủ đề trường mầm non + Tuần tới lớp mình sẽ thực hiện chủ điểm mới đó là chủ điểm “Bé biết gì về bản thân”. + Với chủ điểm này các con sẽ được khám phá về cơ thể, các món ăn cần thiết cho cơ thể + Nhắc trẻ sưu tầm hình ảnh về các thực phẩm, món ăn giúp cơ thể khỏe mạnh ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN