Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_sach_c.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022
- ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 NĂM HỌC 2021 – 2022 Học sinh học kỹ các bài: bài 2: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI bài 3: SIÊNG NĂNG KIÊN TRÌ bài 4: TÔN TRỌNG SỰ THẬT Câu 1: Như thế nào là yêu thương con người? Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Câu 2: Học sinh kể được những biểu hiện của tình yêu thương con người.: quan tâm, chia sẻ, cảm thông, hỗ trợ, giúp đỡ, tha thứ, hy sinh vì người khác. Câu 3: Em đã làm như thế nào để thể hiện tình yêu thương với cha, mẹ, người thân trong cuộc sống hằng ngày. Câu 4: Học sinh đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương của người khác. Học sinh chọn phương án giải quyết trong 1 số tình huống về yêu thương con người, tìm 1 số câu ca dao tục ngữ về yêu thương con người. Câu 5: Người biết yêu thương người khác, có lòng nhân ái sẽ cảm thấy như thế nào? Sẽ cảm thấy thanh thản. hạnh phúc và được mọi người yêu quý, kính trọng và đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta cần phát huy. Câu 6: Khái niệm siêng năng, kiên trì? Siêng năng: là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên của con người. Kiên trì: là tính cách làm viêc miệt mài, quyết tâm giữ vững ý chí, làm đến cùng dù gặp khó khăn trở ngại. Câu 7: Ý nghĩa của đức tính siêng năng kiên trì? Giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và hướng đến thành công. Câu 8: Để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì: học tập chuyên cần, chăm chỉ rèn luyện kỹ năng sống, không ngừng hoàn thiện hành vi, thái độ và sự ứng xử trước những khó khăn và thử thách.