Đề kiểm tra cuối học kì I môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT DTNT Đam San

pdf 4 trang Hòa Bình 12/07/2023 3860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT DTNT Đam San", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_10_ma_de_001_nam_ho.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT DTNT Đam San

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT DTNT ĐAM SAN NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN VẬT LÝ (Đề có 4 trang) Khối lớp 10 Thời gian làm bài : 45 Phút, không kể thời gian phát đề Họ tên : Số báo danh : Mã đề 001 Câu 1: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 7,5 kg làm vật thay đổi tốc độ từ 3 m/s đến 8 m/s trong khoảng thời gian 2 s nhưng vẫn giữ nguyên chiều chuyển động. Lực tác dụng vào vật có giá trị là A. 20,50 N. B. - 18,75 N. C. 18,75 N. D. - 20,50 N. Câu 2: Trong chuyển động ném ngang (bỏ qua sức cản của môi trường), gia tốc của vật tại một vị trí bất kì luôn có đặc điểm là hướng theo A. phương ngang, cùng chiều chuyển động. B. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. C. phương ngang, ngược chiều chuyển động. D. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. Câu 3: Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai? A. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. B. Trọng lực có độ lớn được xác định bới biểu thức P = mg. C. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. D. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật. Câu 4: Ưu điểm khi sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện có thể đo chính xác thời gian chuyển động của vật A. đến phần trăm giây B. đến phần nghìn giây C. đến phần mười giây D. tuyệt đối Câu 5: Chọn phát biểu đúng. A. Tờ giấy để phẳng rơi chậm hơn hòn đá khi cùng được thả từ trạng thái nghỉ trong không khí. B. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ. C. Độ lớn của lực cản không phụ thuộc vào tốc độ của vật. D. Vật đi càng nhanh thì lực cản của không khí càng nhỏ. Câu 6: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì A. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s. B. vật dừng lại ngay. C. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại. D. vật đổi hướng chuyển động. Câu 7: Khẳng định nào sau đây đúng? A. Trong hệ quy chiếu đứng yên vật luôn đứng yên. B. Hệ quy chiếu đứng yên được gắn với vật quy ước đứng yên. C. Trong hệ quy chiếu chuyển động vật luôn chuyển động. D. Hệ quy chiếu chuyển động được gắn với vật quy ước đứng yên. Trang 1/4 - Mã đề 001
  2. D. Quy luật tương tác của các dạng năng lượng. Câu 19: Đồ thị vận tốc - thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng A. đi qua gốc tọa độ. B. song song với trục hoành. C. bất kì. D. song song với trục tung. Câu 20: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần. C. chuyển động thẳng và không đổi chiều. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. Câu 21: Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là lực nào ? A. Lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất. B. Lực mà ngựa tác dụng vào xe. C. Lực mà xe tác dụng vào ngựa. D. Lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa. Câu 22: Một con thuyền đi dọc con sông từ bến A đến bến B rồi quay ngay lại ngay bến A mất thời gian 1h, AB = 2km, vận tốc nước chảy không đổi bằng 2km/h. Vận tốc của thuyền so với nước bằng A. 7 km/h. B. 4,826 km/h. C. 8,5 km/h. D. 9 km/h. Câu 23: Chọn phát biểu sai về các đặc điểm của chuyển động rơi tự do? A. Chuyển động rơi tự do có chiều từ trên cao xuống thấp B. Rơi tự do là một chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc g C. Hòn bi sắt được tung lên theo phương thẳng đứng sẽ chuyển động rơi tự do D. Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng của dây dọi Câu 24: Chiều dài cuốn sánh giáo khoa đo được L=29,1±0,1cm. Sai số tương đối của chiều dài cuốn sách xấp xỉ là A. 1,4%. B. 0,34%. C. 14%. D. 0,014%. Câu 25: Câu nào sau đây sai khi nói về lực căng dây? A. Lực căng có thể là lực kéo hoặc lực nén. B. Lực căng dây có điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật. C. Lực căng dây có bản chất là lực đàn hồi. D. Lực căng có phương trùng với chính sợi dây, chiều hướng từ hai đầu vào phần giữa của dây. Câu 26: Cặp “lực và phản lực” trong định luật 3 Niu-tơn A. tác dụng vào cùng một vật. B. cùng bản chất. C. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. D. không cùng bản chất. Câu 27: Để hạn chế sai số trong phép đo tốc độ vật chuyển động thẳng, cần A. thay đổi môi trường đo. B. thực hiện đo nhiều lần C. thực hiện đo số ít lần. D. giữ ổn định điều kiện đo. Câu 28: Tiến trình nghiên cứu vật lí luôn cần A. xây dựng mô hình lí thuyết. B. xây dựng mô hình thực nghiệm. C. điều chỉnh bổ sung D. thực nghiệm kiểm chứng. Câu 29: Tác dụng vào vật có khối lượng 3 kg đang đứng yên một lực theo phương ngang thì vật Trang 3/4 - Mã đề 001