Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí Lớp 11 (Kèm đáp án)

docx 2 trang Hòa Bình 12/07/2023 2240
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí Lớp 11 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_li_lop_11_kem_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí Lớp 11 (Kèm đáp án)

  1. ĐỀ ÔN TẬP Câu 1: Một người có điểm cực cận cách mắt 25cm và điểm cực viễn ở vô cực , quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ +10 điốp . Mắt đặt sát sau kính . Hỏi phải đặt vật trong khoảng nào trước kính . A. Vật cách mắt từ 7,1cm đến 10cm B. Vật cách mắt từ 0,07cm đến 0,1cm C. Vật cách mắt từ 16,7cm đến 10cm D. Vật cách mắt từ 7,1cm đến 16,7cm Câu 2: Một mắt thường có điểm cực cận cách mắt 24cm đặt ở tiêu điểm của một kính lúp có tiêu cự 6cm để quan sát vật AB = 2mm đặt vuông góc với trục chính. Góc trông của vật nhìn qua kính là : A. 0,033 rad B. 0,025 rad C. 0,05 rad D. Một giá trị khác Câu 3: Một người có điểm cực cận cách mắt 25cm và điểm cực viễn ở vô cực , quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ +10 điốp . Mắt đặt sát sau kính . Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là A. 2,5 B. 3,5 C. 3 D. 4 Câu 4: Một mắt thường có điểm cực cận cách mắt 24cm đặt ở tiêu điểm của một kính lúp có tiêu cự 6cm để quan sát một vật nhỏ. Độ bội giác của kính là : A. 4 B. 3 C. 2 D. 2,5 Câu 5: Với là trông ảnh của vật qua kính lúp , 0 là góc trông vật trực tiếp đặt ở điểm cực cận của mắt , độ bội giác khi quan sát qua kính là : cot g tg A. G 0 B. G C. G D. G 0 cot g 0 0 tg Câu 6: Điều nào sau đây là sai khi nói về độ bội giác của kính lúp ? A. Độ bội giác của kính lúp phụ thuộc vào mắt người quan sát B. Độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở cực cận bằng độ phóng đại ảnh C. Độ bội giác của kính lúp không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt D. Độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt Câu 7: Trên vành kính lúp có ghi X5. Tiêu cự của kính này bằng : A. 10 cm B 20 cm C. 8 cm D. 5 cm Câu 8: Kính lúp là một thấu kính hội tụ có độ tụ D = 10 đp. Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực bằng: (Lấy Đ = 25 cm ) A. 5 B. 2,5 C. 3,5 D. 1,5 Câu 9: Dùng một thấu kính có tiêu cự f = 10cm để quan sát vật. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt là 25cm. Mắt đặt sát sau kính. Độ bội giác của kính khi ngắn chừng ở vô cực bằng: A. 2 B. 1,5 C. 2,5 D. 3,5 Câu 10: Một người có điểm cực cận cách mắt 20cm dùng kính lúp có tiêu cự f = 5cm để quan sát vật. Mắt đặt sau kính 5cm. Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở cực cận bằng: A. 5 B. 3,5 C. 2,5 D. 4 Câu 11: Một người có điểm cực cận cách mắt 24cm dùng một kính lúp có tiêu cự f = 5cm để quan sát vật. Mắt đặt sau kính 4cm. Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở cực cận bằng: A. 5 B. 2,5 C. 3,5 D. 10 Câu 12: Một người có điểm cực cận cách mắt 25cm quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ 10dp. Kính sát mắt. Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở cực cận là: A. 10 B. 5 C. 2,5 D. 3,5 Câu 13: Một người có điểm cực cân cách mắt 15cm, quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp trên vành kính có ghi X5 trong trạng thái không điều tiết (Mắt đặt sát kính), độ bội giác thu được là G = 3,3. Vị trí của điểm cực viễn của mắt người đó cách mắt người đó là: A. 50cm B. 100cm C. 62,5cm D. 65cm