Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Sách Cánh diều
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_sach_c.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Sách Cánh diều
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 I. Lí thuyết - Bài 9: Tiết kiệm. - Bài 10: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. II. Bài tập vận dụng A. Trắc nghiệm. Câu 1: Sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác gọi là A. tiết kiệm. B. hà tiện. C. keo kiệt. D. bủn xỉn. Câu 2: Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức: A. của cải vật chất. B. thời gian. C. sức lực. D. tất cả đáp án trên. Câu 3: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta A. làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước. B. sống có ích. C. yêu đời hơn. D. tự tin trong công việc. Câu 4: Hành động nào dưới đây biểu hiện sự tiết kiệm? A. Sắp xếp thời gian làm việc khoa học. B. Chi tiêu hợp lí. C. Bảo vệ của công. D. Tất cả đáp án trên. Câu 5: Hành động nào dưới đây không biểu hiện sự tiết kiệm? A. Tiêu xài hoang phí. B. Chi tiêu hợp lí. C. Bảo vệ của công. D. Bảo quản đồ dùng. Câu 6: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tiết kiệm? A. Thể hiện sự quý trọng công sức bản thân và người khác. B. Sống tiết kiệm dễ trở thành bủn xỉn, ích kỉ. C. Người tiết kiệm là ngừơi biết chia sẻ, vì lợi ích chung. D. Tiết kiệm sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế. Câu 7: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm? A. Có công mài sắt có ngày nên kim. B. Học, học nữa, học mãi. C. Tích tiểu thành đại. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Câu 8: Đối lập với tiết kiệm là A. xa hoa, lãng phí. B. Cần cù, chăm chỉ. C. cẩu thả, hời hợt. D. trung thực, thẳng thắn. Câu 9: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì? A. Chơi rất nhiều thể loại game. B. Rủ bạn bè tụ tập nơi quán xá để ăn uống. C. Lên Facebook nói chuyện với mọi người. D. Học bài, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.
- B. Tự luận. Câu 1: Mùa Đông đến, trời rét. Mẹ muốn mua cho An một chiếc áo ấm mới để An đi học. Đối với gia đình nghèo như gia đình An thì việc chi tiêu mấy trăm nghìn đồng vào chiếc áo rét cũng là việc cần phải đắn đo suy nghĩ. Có bao nhiêu việc cần phải chi tiêu như tiền ăn hằng ngày của gia đình, tiền học phí của hai anh em An, tiền mua sách vở, mà gia đình An làm nghề nông nên làm ra đồng tiền rất khó. Mặc dù rất thích có áo mới, nhưng thương bố mẹ. An nói với mẹ chiếc áo hiện nay của bạn còn mặc được, không cần mua áo mới lúc này. a. Vì sao An nói với mẹ không cần mua áo mới nữa? Trả lời: An nói với mẹ không cần mua áo mới nữa vì An thương bố mẹ không có tiền, tiết kiệm tiền để đóng học cho hai anh em. b. Em có thể học tập được điều gì ở An? Em học ở An tính tiết kiệm, lòng hiếu thảo với Bố Mẹ. Câu 2: Có ý kiến cho rằng, lối sống tiết kiệm rất cần thiết đối với mỗi học sinh, là điều mà mỗi học sinh chúng ta nên học tập và rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Em có đồng ý với ý kiến này không? Giải thích vì sao. Trả lời: Em đồng ý với ý kiến trên, bởi tiết kiệm là đức tính tốt mà Bác Hồ đã dạy chúng ta “phải cần kiệm, liêm chính ” Câu 3: Năm nay lên lớp 6, Quân học ở trường trung học cơ sở cách nhà khoảng hơn 2km, Quân đi xe đạp khoảng 10 phút là đến trường. Đang đạp xe đến trường, Quân thấy một số bạn trong lớp có xe đạp điện, Quân muốn mình cũng có xe đạp điện để không thua kém bạn nào trong lớp. Quân ngỏ lời với bố mẹ: - Bố ơi, ở lớp con có nhiều bạn có xe đạp điện mới mua đấy. Bố mua cho con một chiếc để thay chiếc xe đạp này nhé. Nhân tiện cũng là quà bố mẹ thưởng cho con vào học trung học cơ sở. - Nhà mình gần trường, con cứ đi xe đạp đi học cũng được. Nhà mình còn nhiều khó khăn lắm con ạ! Đợi khi nào đỡ khó khăn hơn bố mẹ sẽ mua xe đạp điện cho con. – Bố của Quân nói. - Bố mẹ không thương con, để con thua kém bạn bè rồi. – Quân dằn dỗi bố mẹ. Theo em, Quân có nên đòi hỏi bố mẹ mua xe đạp điện cho mình không? Vì sao? Trả lời: Theo em, Quân không nên đòi bố mẹ mua xe đạp điện, bởi vì bố mẹ quân còn rất là khó khăn, Quân cần học đức tính tiết kiệm để biết thương bố mẹ. Câu 4: Long sinh ra ở Hàn Quốc, có bố là người Việt Nam, mẹ là người Hàn Quốc. Khi Long sinh ra, bố mẹ không thỏa thuận được việc chọn quốc tịch cho Long. Long cùng bố mẹ đã sinh sống ở Việt Nam được gần 10 năm. Theo em, Long có quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc? Vì sao? Trả lời: Theo em, Long không có quốc tịch Việt Nam. Vì Mẹ Long là người Hàn Quốc và khi sinh Long ra Bố mẹ Long không thỏa thuận được với nhau để làm giấy khai sinh.