Đề thi học kì 1 môn Vật lí Lớp 12

docx 3 trang Hòa Bình 12/07/2023 3400
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Vật lí Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_1_mon_vat_li_lop_12.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Vật lí Lớp 12

  1. Câu 1. Tốc độ của một vật dao động điều hoà cực đại: A. lúc vật đi qua vị trí cân bằng. B. tại thời điểm ban đầu. C. sau khi bắt đầu chuyển động một phần tư chu kì. D. tại vị trí biên. Câu 2. Một vật dao động điều hòa có chu kì 2 s, biên độ 10 cm. Khi vật cách vị trí cân bằng 6 cm, tốc độ của nó bằng: A. 12,56 cm/s. B. 18,84 cm/s. C. 20,08 cm/s. D. 25,13 cm/s. Câu 3. Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình li độ x 2cos 2 t (x tính bằng cm, t tính 2 bằng s). Tại thời điểm t = 0,25 s, chất điểm có li độ bằng: A. ‒2 cm. B. 3 cm. C. 3 cm. D. 2 cm. Câu 4. Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A, dọc theo trục Ox, gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng của vật. Tại vị trí vật có li độ x = 0,5A thì tỉ số giữa động năng và cơ năng của vật dao động là: A. 0,75 B. 2/3 C. 0,25. D. 0,5 Câu 5. Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t. Tần số góc của dao động là: A. 5π (rad/s). B. 5 rad/s C. 10 rad/s. D. 10π (rad/s). Câu 6. Lực kéo về trong dao động điều hòa: A. biến đổi theo thời gian ngược pha với li độ B. Khi qua vị trí cân bằng có độ lớn cực đại C. biến đổi theo thời gian cùng pha với vận tốc D. biến đổi theo thời gian ngược pha với vận tốc Câu 7. Trong quá trình dao động điều hòa của con lắc lò xo thì : A. giữa 2 lần vật đổi chiều liên tiếp, có 2 thời điểm tại đó cơ năng gấp hai lần động năng. B. khi động năng tăng, cơ năng giảm và ngược lại, khi động năng giảm thì cơ năng tăng. C. cơ năng của vật bằng động năng khi vật đổi chiều chuyển động. D. cơ năng và động năng biến thiên tuần hoàn cùng tần số, tần số đó gấp đôi tần số dao động. Câu 8. Một con lắc lò xo nằm ngang gồm một hòn bi có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k 45 N m . Kích thích cho vật dao động điều hòa với biên độ 2 cm thì gia tốc cực đại của vật khi dao động bằng 18 m s2 . Bỏ qua mọi lực cản. Khối lượng m bằng: A. 50 g. B. 0,25 kg. C. 75 g. D. 0,45 kg. Câu 9. Con lắc đơn dao động điều hòa có mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Phát biểu không đúng là: A. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, vận tốc có độ lớn cực đại. B. Chu kì dao động của con lắc không phụ thuộc vào chiều dài dây treo con lắc. C. Chuyển động của con lắc từ biên về cân bằng là chuyển động chậm dần. D. Khi vật nặng ở vị trí cân bằng, cơ năng của con lắc bằng động năng của nó. Câu 10. Khi nói về dao động của con lắc đơn phát biểu nào sau đây là sai? A. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng lực căng dây bằng với trọng lực. B. Với biên độ góc nhỏ và bỏ qua ma sát, vật dao động điều hòa. C. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng nó có tốc độ lớn nhất. D. Khi vật nặng ở vị trí biên thì lực căng dây nhỏ nhất.
  2. A. 36 cm/s. B. 32 cm/s. C. 18 cm/s. D. 16 cm/s. Câu 19. Ở mặt nước, tại hai điểm A và B có hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. ABCD là hình vuông nằm ngang. Biết trên CD có 3 vị trí mà ở đó các phần từ dao động với biên độ cực đại. Trên AB có tối đa bao nhiêu vị trí mà phần tử ở đó dao động với biên độ cực đại? A. 9. B. 7. C. 11. D. 13. Câu 20. Một ứng dụng khá quen thuộc của hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi là: A. đo tốc độ truyền sóng. B. đo năng lượng sóng. C. đo pha dao động. D. đo chu kì sóng. Câu 21. Bước sóng lớn nhất của sóng dừng trên sợi dây dài ℓ = 2m bị kẹp chặt một đầu, đầu còn lại dao động tự do là: A. 8m B. 1m C. 2m D. 4m Câu 22. Đơn vị đo của mức cường độ âm là: A. Ben (B) B. Jun trên mét vuông (J/m2) C. Oát trên mét vuông (W/m2) D. Oát trên mét (W/m) Câu 23. Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được: A. sóng cơ học có chu kỳ 3,0ms . B. sóng cơ học có chu kỳ 3,0s . C. sóng cơ học có tần số 12Hz . D. sóng cơ học có tần số 40kHz . Câu 24. Theo khảo sát Y tế. Tiếng ồn vượt qua 90 dB bắt đầu gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, mất thăng bằng cơ thể và suy nhược thần kinh. Tại tổ dân cư 15 phường Lộc Vượng thành phố Nam Định có cơ sở cưa gỗ có mức cường độ âm lên đến 110 dB với những hộ dân cách đó chừng 100 m. Tổ dân phố đã có khiếu nại đòi chuyển cơ sở đó ra xa khu dân cư. Để không gây ra các hiện tượng sức khỏe trên với những người dân thì cơ sở đó phải ra xa khu dân cư trên ít nhất là: A. 1000 m. B. 3300 m. C. 500 m. D. 5000 m. Câu 25. Cường độ dòng điện i = 2cos100πt (A) có pha tại thời điểm t là: A. 100πt. B. 0. C. 50πt. D. 70πt. Câu 26. Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần giảm đi 2 lần thì cảm kháng của cuộn cảm sẽ A. giảm đi 2 lần. B. tăng lên 4 lần. C. tăng lên 2 lần. D. giảm đi 4 lần. Câu 28. Trong các đại lượng sau: điện trở thuần, cảm kháng và dung kháng. Đại lượng nào tỉ lệ thuận với tần số dòng điện? A. Cảm kháng. B. Cảm kháng và dung kháng. C. Dung kháng. D. Điện trở thuần. Câu 28. Một mạch điện xoay chiều gồm một bóng đèn và cuộn cảm mắc nối tiếp. Lúc đầu trong lòng cuộn cảm có lõi thép, nếu rút lõi thép từ từ ra khỏi cuộn cảm thì độ sáng của bóng đèn A. Tăng lên. B. Không đổi. C. Giảm xuống. D. Tăng đột ngột rồi tắt. Câu 29. Đặt điện áp xoay chiều u = U0 cos t vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C, với ZL = 4ZC. Tại một thời điểm t, điện áp tức thời trên cuộn dây có giá trị cực đại và bằng 200 V thì điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch bằng: A. 100 V B. 250 V C. 200 V D. 150 V Câu 30. Đặt điện áp xoay chiều u 200 6cost V ( thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở 100 3, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Điều chỉnh  để cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch đạt Imax . Giá trị của Imax bằng A. 2A B. 6A C. 3A D. 2 2A 3