Đề kiểm tra năng lực Lịch sử Khối 12 - Phần Lịch sử Việt Nam 1919-1950

docx 35 trang giangpham 3500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra năng lực Lịch sử Khối 12 - Phần Lịch sử Việt Nam 1919-1950", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_nang_luc_lich_su_khoi_12_phan_lich_su_viet_nam_1.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra năng lực Lịch sử Khối 12 - Phần Lịch sử Việt Nam 1919-1950

  1. ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC KHỐI- 1. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM 1919 – 1950 ( BÀI 12 – 18 ) Câu 1. Nội dung nào dưới đây không nằm trong Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946? A. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ B. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quốc gia tự do C. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận cho Pháp đưa 15.000 quân ra Bắc và rút dần trong 5 năm D. Ta tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế và văn hóa Câu 2. Sự kiện mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai của Pháp là • thành lập đội quân viễn chinh và bổ nhiện Cao uỷ Pháp ở Đông Dương ngay sau khi Nhật đầu hàng B. đánh úp trụ sở uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn( 23/9/1945) C. cho quân quấy nhiễu nhân ngày tổng tuyển cử bầu Quốc hội. D. xả súng vào đám đông khi nhân dân Sài Gòn- Chợ Lớn mít tinh chào mừng ngày độc lập(2/9/1945) Câu 3. Chủ trương của ta trong việc đối phó với Trung Hoa Dân quốc trước ngày 06/3/ 1946 là A. hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc để tập trung lực lượng đánh Pháp B. Chấp nhận tất cả các yêu sách của Trung Hoa dân quốc và tay sai C. Dựa vào quân Anh để chống quân Trung Hoa dân quốc D. dùng bạo lực cách mạng để trấn áp ngay từ đầu Câu 4. Tạm ước 14/9 ta nhân nhương cho Pháp quyền lợi gì? A. Chấp nhận cho 15 000 quân Pháp ra Bắc B. Một số quyền lợi kinh tế và văn hoá C. Một số quyền lợi chinhs trị- quân sự D. Một số quyền lợi kinh tế- quân sự Câu 5. Ngày 3/3/1951 diễn ra sự kiện tiêu biểu nào xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp A. Thành lập mặt trận Việt Minh B. Thành lập mặt trận Việt- Miên - Lào C. Thành lập Hội quốc dân Việt Nam D. Thành lập mặt trận Liên Việt Câu 6. Trong nội dung Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Pháp đã công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là A. quốc gia độc lập tự do B. quốc gia tự do C. quốc gia dộc lập D. quốc gia tự trị Câu 7. Mặt trận Liên Việt là sự kết hợp của A. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt B. Mặt Trận Dân chủ Đông Dương và Hội Liên Việt C. Mặt trận Việt Minh và Măt Trận dân chủ Đông Dương D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương và mặt trận Việt Minh Câu 8. Khó khăn nào lớn nhất đưa chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2/9/1945 vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"?
  2. D. chủ quyền của dân tộc ta trên phương diện pháp lý và thực tiễn. Câu 14. Hiện nay tổ chức nào ở Việt Nam có chức năng tập hợp và đoàn kết toàn dân? A.Mặt trận Liên Việt. B.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. C.Mặt trận Dân tộc thống nhất. D.Mặt trận Dân tộc Việt Nam. Câu 15. “Người Việt Nam ta giữ vững trong tim lời thề . Mười chín tháng Tám chớ quên là ngày khởi nghĩa. Hạnh phúc sáng tô non sông Việt Nam”. Những câu hát trên của nhạc sĩ Xuân Oanh nói về sự kiện nào? A. Giải phóng thu đô. B. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập. C. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thành công. Câu 16. Điểm mới của Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương là gì? A. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống phát xít B. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc, chống phong kiến C. Giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm thuế Câu 17. “ Bị tước đoạt đến hạt gạo mà họ năm nắng, mười sương mới kiếm được, hay mảnh vải mà họ phải thức khuya dậy sớm để dệt thành, họ sống cầm hơi với hớp cháo cám nhạt, và trần mình chịu rét lúc đêm đông.” Đó là tình cảnh của người nông dân Việt Nam trong thời kì nào? A. Thời kì 1930-1931. B. Thời kì 1939-1945. C. Trước khi thành lập Đảng. D. Sau cách mạng tháng Tám 1945. Câu 18. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp thực hiện ở Việt Nam chương trình gì?
  3. • “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Người nhà quê”. • “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Nhành lúa”. • “Tin tức”, “Thời mới”, “Tiếng dân”. • “Chuông rè”, “Tin tức”, “Nhành lúa”. Câu 25. Cuộc đấu tranh đầu tiên do tư sản dân tộc phát động trong năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là • phong trào “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”. • thành lập nhà xuất bản và ra một số tờ báo tiến bộ. • chống độc quyền thương cảng Sài Gòn. • chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam kì. Câu 26. Sau khi trở lại Pháp năm 1917, Nguyễn Tất Thành đã gia nhập đảng chính trị nào ở Pháp? • Đảng Xã hội Pháp • Đảng Cộng sản Pháp • Đảng Dân chủ xã hội Pháp • Đảng Dân chủ tự do Pháp Câu 27. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Vecsxai bản • yêu sách của nhân dân An Nam • yêu sách của nhân dân Đông Dương • yêu sách của các dân tộc Á Đông • yêu sách của những người cùng khổ trên thế giới Câu 28. Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Pari là báo • Người cùng khổ • Thanh niên • Báo Nhân dân • Báo tuổi trẻ • ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC KHỐI- 2. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM 1919 – 1950 ( BÀI 12 – 18 ) Câu 1. Tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1929-1933 như thế nào? A. Bước đầu phát triển. B. Phát triển mạnh mẽ. C. Khủng hoảng trầm trọng D. Bước vào thời kỳ suy thoái. Câu 2. Chính sách kinh tế nào không phải do chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh thực hiện trong những năm 1930-1931? A. Bãi bỏ thuế thân. B. Cải cách ruộng đất.
  4. D. đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng. Câu 6. Văn kiện nào được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930)? A. Báo cáo chính trị. B. Luận cương chính trị. C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên. D. Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng. Câu 7. Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương là A. Trần Phú. B. Nguyễn Ái Quốc. C. Lê Hồng Phong. D. Nguyễn Văn Cừ. Câu 8. Luận cương chính trị (10/1930) xác định lực lượng cách mạng Đông Dương gồm A. công nhân, nông dân. B. nông dân, tiểu tư sản. C. công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. D. công nhân, nông dân, tiểu tư sản. Câu 9. Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là A. tiểu tư sản, công nhân B. công nhân và nông dân. C. công nhân, nông dân, tiểu tư sản. D. công nhân, nông dân, tư sản dân tộc. Câu 10. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong những năm 1929-1933 bắt đầu từ ngành nào? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Thủ công nghiệp. D. Thương nghiệp.
  5. Câu 19. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai thực dân Pháp, giai cấp công nhân Việt Namchuyển biến như thế nào? A. Tăng nhanh về số lượng B. Tăng nhanh về chất lượng C. Tăng nhanh về số lượng và chất lượng D. Vươn lên lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Câu 20. Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930? A. Quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước. B. Hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn. C. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. D. Đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Câu 21: Bài học cơ bản nào cho cách mạng Việt Nam hiện nay được rút ra từ sự thất bại của phong trào 1930-1931? A. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc B. Tổ chức và lãnh đạo quần chính đấu tranh C. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất D. Tổ chức, lãnh đạo quần chính đấu tranh công khai Câu 22.Nội dung nào đã tạo thời cơ thuận lợi để Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu? A. Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. B. Nhân dân đã sẵn sàng nổi dậy . C. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh. Câu 23. Yếu tố nào dưới đây giúp cho cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra và giành được thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu? A. Điều kiện khách quan thuận lợi. B. Điều kiện chủ quan thuận lợi. C. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. D. Nhân dân đã vùng lên đấu tranh đồng loạt ở khắp các địa phương.
  6. B. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. C. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC KHỐI- 3. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM 1919 – 1950 ( BÀI 12 – 18 ) Câu 1. Lí do nào là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc để chống Pháp, khi thì hòa hoãn với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc? A. Trung Hoa Dân quốc có nhiều âm mưu chống phá cách mạng B. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của Anh. C.Trung Hoa Dân quốc dùng bọn tay sai để phá ta từ bên trong. D. Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống nhiều kẻ thù mạnh. Câu 2. Tại sao ta chuyển từ đánh Pháp sang hòa hoãn với Pháp? A. Vì ta tránh tình trạng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. B. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ. C. Vì Pháp và Trung Hoa Dân quốc đã bắt tay câu kết với nhau chống ta. D. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn. Câu 3. Nội dung nào phản ánh đầy đủ khó khăn cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau Cách mạng tháng Tám 1945? A. Quân pháp tấn công Nam Bộ B.Nạn đói, nạn dốt, hạn hán và lũ lụt C. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn tài chính, chính trị, thù trong giặc ngoài D. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách Câu 4. Thuận lơi cơ bản của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Chủ nghĩa xã hội dần dần trở thành hệ thống thế giới B. Phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước tư bản phát triển C.Dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, Đảng ta được tôi luyện trưởng thành và có lãnh tụ thiên tài D. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc lên cao Câu 5. Đảng, chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào thực hiện "Tuần lễ vàng", "Quỹ độc lập" nhằm mục đích gì? A. Giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước B.Quyên góp tiền để xây dựng đất nước C. Quyên góp vàng, bạc để xây dựng đất nước D. Để hỗ trợ việc giải quyết nạn đói Câu 6. Cơ sở quan trọng nhất để chính quyền cách mạng giải quyết khó khănvề tài chính sau Cách mạng tháng Tám 1945 là A. Nhờ chính sách tiết kiệm chi tiêu B. Dựa vào lòng yêu nước của nhân dân C. Nhờ Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt nam trong cả nước D. Nhờ Chính phủ kí sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam
  7. trong liên hiệp Pháp Câu 15. Vì sao Việt Nam kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946? • Tạm hòa hoãn với Pháp để đẩy quân Trung Hoa Dân quốc về nước, tránh xung đột cùng một lúc với nhiều kẻ thù B. Tạm hòa hoãn với Pháp để tập trung đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc C. Chính quyền đang gặp khó khăn về đối nội D. Để củng cố khối đoàn kết toàn dân Câu 16. Thắng lợi nào đã đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước? A. Cách mạng tháng Tám năm 1945. B. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. C. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930. Câu 17. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là gì? A. Điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi. B. Toàn Đảng, toàn dân đoàn kết nhất trí, đồng lòng. C. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, bất khuất. D. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 18. Trong Cao trào kháng Nhật cứu nước, khẩu hiệu nào đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân? A. Xóa nợ, giảm tô. B. Cơm áo và hòa bình. C. Chia lại ruộng đất công Câu 19. Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. B. giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. C. giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp. D. giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Câu 20. Vì sao trong các cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp đều hạn chế phát triển công nghiệp nặng? A. Cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp B. Biến Việt Nam thành thị trường trao đổi hàng hoá với Pháp C. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp D. Vì Việt Nam không có thê mạnh phát triển nhanh công nghiệp nặng
  8. • đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) và tổ chức truy điệu, đưa tang Phan Chu Trinh (1926). • ra một số tờ báo có nội dung dân chủ tiến bộ, vận động tẩy chay hàng hóa của Hoa kiều ở Bắc kì. • thành lập tổ chức Phục Việt và Nam Đồng thư xã. • thành lập Cường học thư xã và ra tờ báo Chuông rè. Câu 25. Vì sao khi được thực dân Pháp nhượng bộ cho một số quyền lợi về kinh tế và chính trị thì giai cấp tư sản Việt Nam lại thỏa hiệp với chính quyền Pháp? • Tư sản dân tộc lo sợ quần chúng cách mạng gây tổn hại đến quyền lợi. • Tư sản dân tộc lo sợ bị chính quyền thực dân Pháp đàn áp, khủng bố. • Tư sản dân tộc mong muốn được sống hòa bình để yên ổn làm ăn. • Tư sản dân tộc đã thỏa mãn với sự nhượng bộ của chính quyền Pháp. Câu 26.Sau Hội nghị Vécxai, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Muốn được phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào • lực lượng của bản thân mình • lực lượng nhân dân tiến bộ trên thế giới • lực lượng của các cường quốc trên thế giới • sức mạnh của giai cấp vô sản toàn thế giới Câu 27.Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yếu nước trở thành một người cộng sảnlà • tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp • ủng hộ Quốc tế Cộng sản. • thành lập Đảng cộng sản Việt Nam • thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Câu 28. Sở dĩ nói sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa là một bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc là vì đã • khẳng định con đường giành độc lập và tự do cho nhân dân Việt Nam. • khẳng định được sức mạnh của giai cấp nông dân Việt Nam • thấy được mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa • thấy được sự thức tỉnh của các dân tộc thuộc địa ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC KHỐI- 4. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM 1919 – 1950 ( BÀI 12 – 18 ) Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho Hội nghị Phông-ten-nơ-blô không có kết quả? A. Ta chưa có kinh nghiệm trong đấu tranh ngoại giao. B.Thời gian đàm phán ngắn. C.Ta không được sự ủng hộ của nhân dân thế giới. D. Thực dân Pháp thực hiện âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược nước ta. Câu 2. Kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/1/1946 được đánh giá là thắng lợi của • cuộc vận động chính trị nhưng cũng là thắng lợi của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp B. cuộc đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị khi Đảng ta nắm chính quyền
  9. B. Khối liên minh công nông hình thành. C. Buộc chính quyền Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách. D. Quần chúng trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng. Câu 11: Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là A. phong trào đầu tiên do Đảng lãnh đạo. B. lần đầu tiên công – nông đoàn kết đấu tranh. C. quy mô rộng lớn, tính chất quyết liệt, triệt để. D. mang tính quần chúng, quy mô rộng lớn, hình thức phong phú. Câu 12. Phong trào đấu tranh nào của nhân dân ta được đánh giá là cuộc tập dượt lần thứ hai cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này? A. Phong trào dân chủ 1936 – 1939. B. Phong trào cách mạng 1930 – 1931. C. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945. D. Cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945. Câu 13. “Quy mô rộng lớn, hình thức đấu tranh phong phú, thu hút đông đảo quần chúng tham gia”. Đây là đặc điểm của giai đoạn đấu tranh nào của lịch sử dân tộc trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất? A. Cao trào kháng Nhật cứu nước. B. Phong trào dân chủ 1936-1939 C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. D. Cuộc đấu tranh chuẩn bị lực lượng cách mạng. Câu 14. Ý nghĩa quan trọng nhất của cao trào dân chủ 1936-1939 đối với cách mạng Việt Nam là gì? A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng. B. Tư tưởng Mác – Lênin, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến sâu rộng. C. Tập hợp được đội quân chính trị đông đảo từ thành thị đến nông thôn. D. Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945
  10. D. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Câu 20. Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô Viết Nghệ - Tĩnh thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng? A. Vì chính quyền này thực sự là của dân, do dân, vì dân • Vì lần đầu tiên chính quyền của giai cấp vô sản đựơc thiết lập trong cả nước. C. Vì chính quyền này thực hiện những chính sách tiến bộ của một dân tộc được độc lập D. Vì chính quyền này được thành lập từ thành quả đấu tranh gian khổ của nhân dân. Câu 21. Lý do để Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản tại Đại hội Tua là vì A. Quốc tế Cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa B. Quốc tế Cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh lật đổ chủ nghĩa đế quốc C. Quốc tế Cộng sản là một tổ chức đoàn kết rộng rãi giai cấp vô sản toàn thế giới D. Quốc tế Cộng sản mang trên mình sứ mệnh giải phóng loài người Câu 22. Từ năm 1919 đến năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động cách mạng ở các nước • Pháp, Liên Xô, Trung Quốc • Anh, Pháp, Liên Xô • Liên Xô, Trung Quốc, Xiêm • Trung Quốc, Xiêm, Việt Nam Câu 23. Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là A.vơ vét tài nguyên thiên nhiên các nước thuộc địa B. tăng cường đầu tư thu lãi cao C. đầu tư hai ngành đồn điền cao su và khai mỏ D.đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng Câu 24. Tác động của chương trình khai thác lần thứ hai đến kinh tế Việt Nam là A. nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập tự chủ B. nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp C. nền kinh tế Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp D. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp Câu 25. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là A. công nhân và tư sản B. nông dân và địa chủ C. nhân dânViệt Nam với thực dân Pháp D. địa chủ và tư sản Câu 26.Điểm khác biệt lớn nhất giữa cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam so với lần thứ nhất là A. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam B. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô nhỏ vào tất cả các ngành kinh tế Việt Nam C. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào giao thông vận tải của Việt Nam D. đầu tư vào phát triển văn hóa và ổn định chính trị ở Việt Nam. Câu 27.Nguyên nhân chủ quan dẫn tới sự thất bại của phong trào dân tộc dân chủ (1919-1925) là
  11. • Làm thất bại âm mưu cấu kết với quân Anh, quân Pháp ở miền Nam hòng bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ. B. Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng. C.Chính quyền cách mạng vẫn được giữ vững và nhân dân tin tưởng, ủng hộ. D. Kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Câu 6. Trong các sự kiện chính trị sau đây, sự kiện nào có tính chất quyết định nhất có tác dụng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp tiến lên? A. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt( 3/1951) B. Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt- Miên - Lào C. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) D. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc(5/1952) Câu 7. Điểm khác biệt về giai cấp lãnh đạo phong trào yêu nướcở nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất so với trước năm 1919 là A. .hai giai cấp mới ra đời (tư sản và tiểu tư sản) đứng ra lãnh đạo phong trào. B. hai giai cấp mới (công nhân và tiểu tư sản) cùng nhau lãnh đạo phong trào. C. tất cả các giai cấp trong xã hội Việt Nam đều đứng ra lãnh đạo phong trào. D. hai giai cấp mới (tư sản và công nhân) cùng nhau lãnh đạo phong trào. Câu 8. Điểm vượt trội trong hoạt động của tiểu tư sản trí thức so với tư sản dân tộc ở nước ta trong những năm 1919 - 1925 là • ý thức chính trị khá rõ nét, hình thức đấu tranh phong phú, sôi nổi và thu hút đông đảo nhân dân tham gia. • thành lập được chính đảng của giai cấp tiểu tư sản, có đường lới đấu tranh đúng đắn, khoa học. • hình thức đấu tranh phong phú, mục tiêu rõ ràng và kiên trì con đường bạo lực cách mạng. • hình thức đấu tranh đơn điệu, mang nặng tính cải lương, thỏa hiệp với chính quyền Pháp. Câu 9. Điểm giống nhau trong chủ trương của Đảng Lập hiến và Trung Bắc tân văn là • chấp nhận sự thống trị của thực dân Pháp. • cổ vũ thuyết quân chủ lập hiến. • đánh đuổi thực dân Pháp • đánh đổ chế độ phong kiến Nam triều. Câu 10.Vì Chủ nghĩa đế quốc giống như một con đĩa hai vòi nên cách mạng các nước thuộc địa và các nước chính quốc phải phối hợp nhịp nhàng như • hai cánh của một con chim • tay và chân của một con người • anh và em trong một nhà • chồng và vợ trọng một gia đình Câu 11.Một luận điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi vận dụng lý luận cách mạng vô sản vào hoàn cảnh thực tiễn của các nước thuộc địa là • thấy được vai trò của giai cấp nông dân. • thấy được vai trò của giai cấp vô sản. • thấy được vai trò của giai cấp tiểu tư sản. • thấy được vai trò của bộ phận tư sản dân tộc. Câu 12. Điểm giống nhau giữa Hội nghị Véc xai (1919) và Hội nghị Ianta (1945) là • các cường quốc thắng trận phân chia thành quả sau chiến tranh thế giới