Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2022-2023 - Trường PTDTBT TH & THCS PảiLủng (Có đáp án)

doc 10 trang giangpham 4740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2022-2023 - Trường PTDTBT TH & THCS PảiLủng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_khoi_4_nam_hoc_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Khối 4 - Năm học 2022-2023 - Trường PTDTBT TH & THCS PảiLủng (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT MÈO VẠC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS PẢI LỦNG Năm học: 2022 - 2023 Khối: 4 Môn: Tiếng Việt (Bài đọc) Đề chính thức (Thời gian: tuỳ vào số lượng học sinh trong lớp) Hình thức kiểm tra: Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. (Học sinh lên bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi trong thăm).  Thăm số 1: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Sách Tiếng Việt 4 tập I trang 4 - 5) Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội. Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Theo Tô Hoài Câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ?  Thăm số 2: Người ăn xin (Sách TV lớp 4 - Tập 1 - Trang 30) Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ dọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi thảm hại Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Theo Tuốc-ghê-nhép Trả lời câu hỏi: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? 
  2.  PHÒNG GD & ĐT MÈO VẠC ĐÁP ÁN + HƯỚNG DẪN CHẤM TRỪỜNG PTDTBT TH & THCS PẢI LỦNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Khối : 4 Môn: Tiếng việt (Bài đọc thành tiếng) I. ĐỌC THÀNH TIẾNG VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI (3 điểm) Hình thức kiểm tra: Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. (Học sinh bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu). - Đọc thành tiếng: (2 điểm) + Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, cụm từ rõ nghĩa, giọng đọc có biểu cảm, tốc độ đạt yêu cầu khoảng 90 tiếng/phút đạt: 2 điểm. + Đọc sai từ 1 đến 2 lỗi trừ 0,25 điểm; sai 3 đến 4 lỗi trừ 0,5 điểm; sai quá 5 lỗi: 0 điểm. + Đọc quá 1 đến 2 phút: 0,5 điểm; quá 2 phút: 0 điểm - Trả lời câu hỏi: (1 điểm) + Trả lời đúng, đầy đủ nội dung câu hỏi: 1 điểm. + Trả lời chưa đầy đủ, chưa đúng nội dung hoặc diễn đạt chưa rõ ràng; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm II. NỘI DUNG CÂU TRẢ LỜI: Thăm số 1: Chị Nhà Trò có thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn, như mới lột. Hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn Thăm số 2: Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin. Thăm số 3: Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán lên làm vua. Thăm số 4: Cô em bắt chước chị cũng nói dối ba đi tập văn nghệ để đi xem phim, lại đi lướt qua mặt chị. Thăm số 5: Trăng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em
  3. PHÒNG GD&ĐT MÈO VẠC HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS PẢI LỦNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Khối: 4 Môn: Tiếng Việt ( Bài viết) I. Chính tả: (4 điểm) Học sinh viết đúng bài chính tả, bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp 4 điểm Sai hai lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không vết hoa đúng quy định) trừ 0,25 điểm). Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng. Sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, trừ 0,5 điểm toàn bài. II. Tập làm văn (6 điểm) - Viết được bức thư ngắn theo yêu cầu của đề bài. - Trình bày đúng thể thức của một bức thư gồm 3 phần (Đầu thư, phần chính, phần cuối thư) - Viết câu văn đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. - Viết chưa đủ thành phần câu mỗi câu. (trừ 0,25 điểm) Sai lỗi chính tả cứ 2 lỗi (trừ 0,25 điểm) * Tuỳ vào mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt và chữ viết, giáo viên cho các mức điểm phù hợp
  4. Câu 4: (0,5 điểm) Điền các từ còn thiếu vào chỗ chấm cho thích hợp - Mẹ ơi! Người ta ai cũng có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị . Câu 5: (1 điểm) Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu : " Thưa chuyện với mẹ". Ghi kết quả phân tích vào bảng sau: Tiếng Âm đầu Vần Thanh Thưa chuyện với mẹ Câu 6: (1 điểm) Dùng dấu gạch chéo để phân biệt từ đơn và từ phức trong câu sau: Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn. Câu 7: (1 điểm) Tìm những từ láy có trong bài văn trên ? Câu 8: (1 điểm) Đặt câu với một từ láy em vừa tìm được. Câu 9: (0,5 điểm) Trong câu “Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt.” Các động từ trong câu trên là: ___
  5. Câu 2: Cương học nghề thợ rèn để làm gì? A. Để giúp đỡ mẹ. B. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả. C. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả, muốn tự kiếm sống. Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S Nội dung chính của bài này là gì? a) Cương không muốn đi học, Cương xin mẹ đi làm thuê. b) Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. Câu 4: Điền các từ còn thiếu vào chỗ chấm cho thích hợp - Mẹ ơi! Người ta ai cũng có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị Câu 5: (1 điểm) Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu : " Thưa chuyện với mẹ". Ghi kết quả phân tích vào bảng sau: Tiếng Vần Thanh Thưa chuyện với mẹ Câu 6: Dùng dấu gạch chéo để phân biệt từ đơn và từ phức trong câu sau: Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn. Câu 7: Tìm bốn từ láy có trong bài văn trên ? Câu 8: Đặt câu với một từ láy em vừa tìm được. Câu 9: Trong câu “Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt.” Các động từ trong câu trên là: ___