Đề kiểm tra giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_canh_d.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)
- UBND HUYỆN AN LÃO - HP ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN KHTN 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) A. KHUNG MA TRẬN 1. Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì I 2. Thời gian làm bài: 90 phút. 3. Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). 4. Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 40% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 0% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 20 câu hỏi nhận biết) mỗi câu 0,2 điểm. - Phần tự luận: 6,0 điểm (Thông hiểu: 4,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm). 5. Chi tiết khung ma trận
- B. BẢN ĐẶC TẢ Số câu hỏi Câu hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TL TN (Số (Số ý) (câu) (câu) câu) 1. Mở đầu Nhận biết - Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa 1 2 21 1, 2 học tự nhiên Phương pháp và kĩ năng học - Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự tập môn Thông hiểu báo. KHTN - Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7). Vận dụng - Làm được báo cáo, thuyết trình. 2. Nguyên tử - Nguyên tố hoá học - Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử). 3,4,5 Nhận biết - Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị 8 6,7,8 Nguyên tử. khối lượng nguyên tử). 9,10 Nguyên tố hoá - Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học học. Thông hiểu - Viết được công thức hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên. 1 22 3. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Sơ lược về 11,12 - Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. bảng tuần Nhận biết 5 13,14 - Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì. hoàn các 15 nguyên tố hoá - Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim học Thông hiểu loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong 1 23 bảng tuần hoàn.
- C. ĐỀ BÀI I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Dụng cụ nào dưới đây không dùng để đo thời gian có độ chính xác cao? A. đồng hồ đo thời gian hiện số. B. đồng hồ bấm giây. C. đồng hồ treo tường. D. đồng hồ điện tử. Câu 2. Các kĩ năng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên? A. quan sát, đóng vai, đo. B. phân loại, quan sát, dự đoán. C. quan sát, phân loại, liên hệ, đo, dự đoán D. liên hệ, dự đoán, quan sát. Câu 3. Nguyên tử được tạo nên bởi những loại hạt nào? A. hạt proton, nơtron, electron. B. hạt proton, nơtron. C. hạt proton, electron. D. nơtron, electron. Câu 4. Nguyên tử oxygen có khối lượng nguyên tử là A. 1amu. B. 8 amu. C. 16 amu. D. 32 amu. Câu 5. Cho mô hình cấu tạo nguyên tử aluminium: Nguyên tử aluminium có bao nhiêu lớp electron và có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? A. Có 3 lớp electron và có 6 electron ở lớp ngoài ngoài cùng. B. Có 3 lớp electron và có 2 electron ở lớp ngoài ngoài cùng. C. Có 3 lớp electron và có 3 electron ở lớp ngoài ngoài cùng. D. Có 4 lớp electron và có 3 electron ở lớp ngoài ngoài cùng. Câu 6. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau. A. Trong nguyên tử, số electron bằng số proton. B. Khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng của proton và neutron có trong nguyên tử, được tính bằng amu. C. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi 2 loại hạt mang điện là proton và electron. D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương và bằng tổng điện tích của các proton. Câu 7. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số A. electron. B. notron. C. proton. D. số lớp electron. Câu 8. Sodium là tên nguyên tố hóa học được kí hiệu là A. Na. B. K. C. Al. D. S.
- Câu 20. Cho các phân tử sau: KCl, CaO, N2, Cl2, HCl. Số phân tử có chứa liên kết cộng hoá trị là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 21. (1,0 điểm). a) Việc tìm hiểu tự nhiên được thực hiện bằng các phương pháp, kỹ năng khoa học theo một tiến trình gồm những bước nào? b) Bạn Lan thấy rằng việc nảy mầm từ hạt đậu xanh và hạt đậu đen là khác nhau. Theo em, bạn Lan cần thực hiện các kĩ năng nào để tìm hiểu sự giống và khác nhau của hai loại hạt đậu nói trên? Câu 22. (1,0 điểm). Đọc tên các nguyên tố hóa học có kí hiệu sau: C, Mg, Al, S, P. Câu 23. (1,0 điểm). Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. Em hãy cho biết: a) Tên và ký hiệu hóa học của nguyên tố X. b) Trong nguyên tử của nguyên tố X có bao nhiêu lớp electron và có mấy electron lớp ngoài cùng? Câu 24. (1,0 điểm). Em hãy cho biết các chất sau thuộc loại đơn chất hay hợp chất, rồi tính khối lượng phân tử của chúng theo đơn vị amu: H2, H2O, NaCl, Al, MgO. Biết: H = 1, O = 16, Na = 23, Al = 27, Mg = 24, Cl = 35,5 Câu 25. (1,0 điểm). Vitamin C có công thức hóa học là C6H8O6. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong vitamin C. Biết: H = 1, O = 16, C = 12. Câu 26. (1,0 điểm). Latic acid có chứa nhiều trong rau quả muối chua và trong sữa chua. Khối lượng phân tử của latic acid là 90 amu. Trong đó, thành phần phần trăm khối lượng C là 40%, H là 6,67% và O là 53,33%. Hãy xác định công thức hóa học của latic acid. (Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
- - Gọi công thức phân tử của latic acid là CxHyOz. 0,2 - Khối lượng các nguyên tố trong phân tử là 26 mC = 12.x = 90.40% => x = 3 0,2 mH = 1.y = 90.6,67% => y = 6 0,2 mO = 16.z = 90.53,33% => z = 3 0,2 Vậy công thức phân tử của latic acid là C3H6O3 0,2 (Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho đủ điểm) Người ra đề Đỗ Thị Thu