Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Vật lí Lớp 12 - Mã đề 201 - Năm học 2022-2023

docx 4 trang Hòa Bình 12/07/2023 2460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Vật lí Lớp 12 - Mã đề 201 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_vat_li_lop_12_ma_de_201_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Vật lí Lớp 12 - Mã đề 201 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 (Đề thi có 04 trang) NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Vật Lí 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian phát đề Mã đề: 201 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Phần I. Trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1. Thiết bị nào được sử dụng để tạo ra tia X? A. Máy quang phổ. B. Ống Cu-lít-giơ. C. Hồ quang điện. D. Đèn hơi thủy ngân. Câu 2. Chất nào sau đây phát ra quang phổ vạch phát xạ? A. Chất khí ở áp suất lớn bị nung nóng. B. Chất rắn bị nung nóng. C. Chất lỏng bị nung nóng. D. Chất khí nóng sáng ở áp suất thấp. Câu 3. Hình ảnh cho thấy sự tán sắc của ánh sáng Mặt trời khi chiếu qua lăng kính. Màu sắc của X, Y và Z sẽ như thế nào? A. X: tím; Y: lục; Z: đỏ B. X: lục; Y: tím; Z: đỏ C. X: đỏ; Y: lục; Z: tím D. X: đỏ; Y: tím; Z: lục. Câu 4. Để ghi lại hoạt động của một số loài thú ăn đêm trong đêm tối người ta dùng các camera rất đặc biệt. Trong các camera này có sử dụng tính chất: A. Tác dụng lên phim hồng ngoại của tia hồng ngoại. B. Đâm xuyên của tia tử ngoại. C. Làm phát quang của tia tử ngoại. D. Tác dụng đâm xuyên và làm đen phim ảnh của tia X. Câu 5. Khi bị nung nóng đến 30000 C thì thanh Vonfram phát ra các bức xạ A. hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia tử ngoại. B. tử ngoại, hồng ngoại và tia X. C. hồng ngoại, tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia X. D. ánh sáng nhìn thấy, tử ngoại và tia X. Câu 6. Ánh sáng trắng là A. ánh sáng có một tần số xác định. B. ánh sáng đơn sắc. C. hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đó đến tím. D. ánh sáng gồm bảy màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Câu 7. Tia nào sau đây thường được dùng để tìm vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại, tiệt trùng cho thực phẩm trước khi đóng gói hoặc đóng hộp? A. Tia gamma. B. Sóng viba. C. Tia hồng ngoại. D. Tia tử ngoại. Câu 8. Một học sinh tiến hành thí nghiệm giao thoa qua khe Y-âng với ánh sáng laze. Trên màn quan sát có các vân giao thoa như hình vẽ, đo được khoảng cách L = 15 mm. Khoảng vân giao thoa bằng A. 3,0 mm. B. 1,5 mm. C. 2,5 mm. D. 5,0 mm. Câu 9. Sử dụng thiết bị phát tia X để kiểm tra hành lí ở sân bay là dựa vào tính chất nào của tia X? A. Khả năng đâm xuyên mạnh. B. Gây tác dụng quang điện ngoài. C. Tác dụng sinh lí, hủy diệt tế bào. D. Làm ion hóa không khí. Trang 1/4 - Mã đề 201
  2. Câu 22. Một sóng điện từ lan truyền trong chân không có bước sóng 1500 m. Lấy c 3.108 m s . Biết trong sóng điện từ, thành phần từ trường tại một điểm biến thiên điều hòa với tần số f. Giá trị của f là A. 5.105 Hz . B. 3π.1010 Hz . C. 2π.105 Hz . D. 2.105 Hz . Câu 23. Hiện tượng cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa được giải thích chủ yếu dựa vào hiện tượng A. nhiễu xạ ánh sáng. B. quang - phát quang. C. giao thoa ánh sáng. D. tán sắc ánh sáng. Câu 24. Để xác định nhiệt độ của nguồn sáng bằng phép phân tích quang phổ, người ta có thể khảo sát loại quang phổ nào? A. Quang phổ liên tục. B. Quang phổ vạch. C. Quang phổ vạch phát xạ. D. Quang phổ vạch hấp thụ. Câu 25. Trong chân không, xét các tia: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và tia đơn sắc lục. Tia có tần số nhỏ nhất là A. tia hồng ngoại. B. tia X. C. tia đơn sắc lục. D. tia tử ngoại. Câu 26. Một mạch dao động điện từ tự do gồm tụ điện có điện dung C (F) và cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm L(H). Tần số dao động riêng của mạch là 1 1 A. f 2 LC . B. f . C. f . D. f LC . LC 2 LC Câu 27. Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách hai khe hẹp là a , khoảng cách từ màn chắn chứa hai khe đến màn ảnh là D , khoảng vân đo được là i . Bước sóng ánh sáng là ai ai iD iD A.  . B.  . C.  . D.  . D 2D 2a a Câu 28. Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L 10 5 H và tụ điện có điện dung C 2,5.10 6 F . Chu kì dao động riêng của mạch xấp xỉ bằng A. 6,28.10 10 s . B. 1,57.10 5 s . C. 3,14.10 5 s . D. 1,57.10 10 s . Phần II: Tự luận Câu 1. (1,0 điểm) Một mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L 4 mH , đang có dao động điện từ tự do. Điện tích của tụ trong mạch có phương trình q 0,16.cos 5.104 t μC , với t tính bằng s. a. Xác định tần số góc ω của mạch và điện dung C? b. Xác định cường độ dòng điện cực đại trong mạch? Câu 2. (1,0 điểm) Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng đơn sắc có bước sóng λ 0,72μm , khoảng cách giữa hai khe Y-âng là a 1,5 mm , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D 2,5(m) . a. Tìm khoảng vân i ? b. Xác định khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân tối thứ 6 ở hai bên so với vân trung tâm? Câu 3. (0,5 điểm) Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng , khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Trên màn, điểm M cách vân trung tâm O một đoạn 4mm là một vân sáng. Tịnh tiến màn quan sát lại gần hai khe một đoạn 0,4m thì M vẫn là vân sáng và O vẫn là vân trung tâm. Xác định bước sóng  ? Trang 3/4 - Mã đề 201