Đề cương ôn tập học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Sách Cánh diều
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_ca.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Sách Cánh diều
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN KHTN 7 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Trình tự các phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm các bước nào sau đây? A. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; hình thành giả thuyết; lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết; thực hiện kế hoạch; kết luận. B. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết; hình thành giả thuyết; thực hiện kế hoạch; kết luận. C. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; kết luận; hình thành giả thuyết; lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết; thực hiện kế hoạch. D. Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; thực hiện kế hoạch; hình thành giả thuyết; lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết; kết luận. Câu 2. Khối lượng của các hạt dưới nguyên tử ( proton, neutron) được đo bằng đơn vị A. gam. B. amu. C. mL. D. kg. Câu 3. Silicon có ký hiệu hóa học là A. S. B. Sn. C. Si. D. Sb. Câu 4. Trong bảng tuần hoàn , các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự A. chữ cái trong từ điển. B. tăng dần điện tích hạt nhân. C. tăng dần số electrong lớp ngoài cùng. D. giảm dần số hạt neutron. Câu 5. Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học có bao nhiêu chu kỳ? A. 5. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 6. Trong ô nguyên tố sau, con số 27 cho biết điều gì? A. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố. 13 B. Số thứ tự của nguyên tố. C. Số nguyên tử của nguyên tố. D. Khối lượng proton của nguyên tố. Al Câu 7. Đơn chất là chất được tạo nên từ A. một nguyên tố hóa học. Aluminium B. hai nguyên tố hóa học. 27 C. một nguyên tố kim loại có trong tự nhiên. D. hai nguyên tố phi kim có trong tự nhiên. Câu 8. Hóa trị của nguyên tố S trong hợp chất SO2 là A. II. B. III. C. IV. D. VI. Câu 9. Công thức hóa học của đơn chất carbon là A. Ca. B. Cl2. C. C. D. Cs. Câu 10. Dãy các chất nào sau đây đều là đơn chất? A. Zn, Na, P. B. CaO, H2O, S. C. N, Fe, HCl.D. NaCl, K, CaO. Câu 11. Trong hệ đo lường chính thức ở nước ta tốc độ được đo bằng đơn vị A. m/s. B. cm/s. C. m/min. D. mm/s. Câu 12. Tốc độ là đại lượng cho biết A. mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. B. quỹ đạo chuyển động của vật. C. hướng chuyển động của vật. D. nguyên nhân vật chuyển động. Câu 13. Những vật liệu mềm, mịn nhiều bọt xốp có khả năng hấp thụ âm và ngăn chặn sự truyền âm được gọi là vật liệu A. cách âm. B. thấu âm. C. truyền âm. D. phản xạ âm.
- C. Trong các hợp chất gồm nguyên tố S và nguyên tố O thì S luôn chỉ có 1 hoá trị. D. Nguyên tố H và nguyên tố Cl đều có hoá trị bằng I trong các hợp chất. Câu 24. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 25. Có các phát biểu sau: A. Công thức hoá học của kim loại trùng với kí hiệu nguyên tố vì mỗi phân tử kim loại chỉ gồm 1 nguyên tử kim loại. B. Các nguyên tố khí hiếm không kết hợp với nguyên tố khác hoặc với chính nó vì chúng trơ về mặt hoá học. Do đó, công thức hoá học của nó trùng với kí hiệu nguyên tố. C. Nguyên tố oxygen thường xếp ở cuối công thức hoá học. D. Nguyên tố kim loại luôn xếp ở đầu công thức hoá học. Câu 26. Một ô tô chuyển động trên đoạn đường đầu với tốc độ 54 km/h trong 20 phút, sau đó tiếp tục chuyển động trên đoạn đường kế tiếp với tốc độ 60 km/h trong 30 phút. Tổng quãng đường ô tô đi được trong 50 phút tính từ lúc bắt đầu chuyển động là A. 18 km. B. 30 km. C. 48 km. D. 110 km. Câu 27. Để đo tốc độ của một người chạy cự li ngắn, ta cần những dụng cụ đo nào? A. Thước cuộn và đồng hồ bấm giây. B. Thước thẳng và đồng hồ treo tường. C. Đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện. D. Cổng quang điện và thước cuộn. Câu 28. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ? A. Thước, cổng quang điện và đồng hồ bấm giây. B. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện. C. Thước và đồng hồ đo thời gian hiện số. D. Cổng quang điện và đồng hồ bấm giây. Câu 29. Khi một người thổi sáo, tiếng sáo được tạo ra bởi sự dao động của A. cột không khí trong ống sáo. B. thành ống sáo. C. các ngón tay của người thổi. D. đôi môi của người thổi. Câu 30. Sóng âm không truyền được trong môi trường nào? A. Chất rắn. B. Chất rắn và chất lỏng. C. Chân không. D. Chất rắn, chất lỏng và chất khí. Câu 31. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về sóng âm? a. Sóng âm mang năng lượng. b. Sóng âm được tạo ra bởi các vật dao động. c. Chất rắn truyền âm kém hơn chất khí. d. Sóng âm không truyền được trong chân không. Câu 32. Môi trường nào sau đây truyền âm tốt nhất? A. Không khí. B. Nước. C. Gỗ. D. Thép Câu 33. Một âm thoa thực hiện 512 dao động mỗi giây thì sóng âm do nó phát ra có tần số bao nhiêu? A. 512 Hz. B. 8,5 Hz. C. 1 024 Hz. D. 256 Hz. Câu 34. Khi điều chỉnh nút âm lượng (volume) trên loa là ta đang điều chỉnh đặc trưng nào của sóng âm phát ra? A. Biên độ âm. B. Tần số âm. C. Tốc độ truyền âm. D. Môi trường truyền âm.
- D. ảnh luôn ngược chiều với ảnh thật. Câu 46. Ảnh của một vật qua gương phẳng là A. ảnh ảo, ngược chiều với vật. B. ảnh ảo, cùng chiều với vật. C. ảnh thật, ngược chiều với vật. D. ảnh thật, cùng chiều với vật. Câu 47. Đặc điểm nào sau đây không đúng với gương phẳng? A. Gương phẳng là mặt phẳng phản xạ ánh sáng tốt. B. Vật đặt trước gương cho ảnh ảo có độ lớn bằng vật. C. Khoảng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ ảnh tới gương. D. Vật đặt trước gương phẳng luôn cho ảnh ngược chiều với vật. Câu 48. Chọn phát biểu đúng. A. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, vì vậy ta không nhìn thấy được ảnh này. B. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, vì vậy ta không thể dùng máy ảnh để chụp ảnh này. C. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, ta có thể nhìn thấy hoặc dùng máy ảnh chụp lại ảnh này. D. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh thật, vì vậy ta nhìn thấy được ảnh này Câu 49. Trong các nguyên tử sau, nguyên tử nào có khối lượng nguyên tử lớn nhất? A. Na. B. O. C. Ca. D. H. Câu 50. Kí hiệu hoá học của kim loại calcium là A. Ca. B. Zn. C. Al. D. C. II.TỰ LUẬN Câu 1. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Câu 2. Chiếu 1 tia sáng tới tạo với mặt gương phẳng một góc 65 độ. Góc hợp bởi tia sáng phản xạ và tia sáng tới bằng bao nhiêu? Vẽ hình minh họa. Câu 3. Cho vật sáng ABCD đặt trước một gươngA phẳng như hình 1, em hãy vẽ ảnh của vật sáng ABCD tạo bởi gương phẳng. B D C Câu 4. Tần số là gì? Nêu đơn vị dùng để đo tần số? Câu 5. Em hãy cho biết khi âm phát ra càng to thì biên độ của âm sẽ như thế nào? Câu 6. Một vụ nổ xảy ra trên mặt nước, gần bờ biển. Một người đang lặn dưới nước và một người ở trên bờ, cả hai đều cách nơi xảy ra vụ nổ 1 km. Người nào nghe được tiếng nổ trước? Vì sao? Câu 7. Giải thích hiện tượng vì sao khi nói to trong hang động em lại nghe được âm thanh vang lại nhiều lần Câu 8. Một con rái cá bơi trên một dòng sông được quãng đường 100m trong 40 giây, sau đó nó thả mình trôi theo dòng nước 50m trong 40 giây rồi tiếp tục bơi đến cuối dòng sông với vận tốc 2m/s trong 25 giây. a) Tính tốc độ bơi của rái cá trong 40 giây đầu và tốc độ của dòng nước theo đơn vị km/h. b) Lập bảng số liệu và vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của rái cá trong 80 giây đầu. c) Tính tốc độ trung bình của rái cá trên cả dòng sông Câu 9. Trong hình 2a và hình 2b, hãy chỉ ra đâu là sự phản xạ, đâu là sự phản xạ khuếch tán. Giải thích.