Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Có đáp án)

docx 12 trang Hòa Bình 13/07/2023 1940
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_c.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 I. Trắc Nghiệm Câu 1: Đặt đầu hai thanh kim loại giống nhau lại gần nhau, thấy xảy ra hiện tượng chúng luôn hút nhau mà không đẩy nhau. Kết luận nào là đúng về hai thanh kim loại này? A. Cả hai thanh đều là nam châm. B. Cả hai thanh đều là sắt. C. Một thanh là sắt, một thanh còn lại là nam châm. D. Cả hai thanh có thể đều là nam châm, cũng có thể một thanh là sắt, thanh còn lại là nam châm. Câu 2: Tàu đệm từ hiện nay có thể đạt tới 600 km/h. Tàu có thể đạt tới tốc độ trên một phần lớn nhờ vào yếu tố nào? A. Giữa đường ray và toa tàu được bôi một loại dầu đặc biệt nên ma sát rất nhỏ. B. Khối lượng của tàu rất nhẹ nên tàu sẽ đi nhanh hơn. C. Đường ray và toa tàu được làm từ nam châm tạo nên lực nâng giúp giảm ma sát. D. Đường ray và toa tàu được làm bằng vật liệu rất cứng nên giúp giảm ma sát. Câu 3: Kim la bàn thường được làm bằng A. Đồng. B. Nhôm. C. Nam châm. D. Nhựa. Câu 4: Người ta quy ước chiều của đường sức từ như thế nào? A. Chiều của đường sức từ đi ra từ cực Bắc.B. Chiều của đường sức từ đi ra từ cực Nam. C. Chiều của đường sức từ phụ thuộc vào sự sắp xếp của kim nam châm đặt gần nó. D. Chiều của đường sức từ phụ thuộc vào sự sắp xếp của mạt sắt đặt gần nó. Câu 5: Phát triển của sinh vật là A. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn. B. quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên. C. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan ở các giai đoạn. D. quá trình biến đổi hình thành chức năng mới ở các giai đoạn. Câu 6: Khi cây trồng thiếu phân lân thường có biểu hiện là A. sinh trưởng chậm nhưng phát triển nhanh. B. sinh trưởng nhanh nhưng lại phát triển chậm. C. sinh trưởng nhanh, lá cây chuyển màu xanh đậm. D. sinh trưởng chậm, lá cây chuyển màu xanh đậm. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?
  2. A. Ruồi, muỗi, ếch, rắn, mèo. B. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm. C. Ong, rắn, ếch, chó, mèo. D. Chim sẻ, ong, rắn, trâu, bò. Câu 16: Tại sao trong một số mô hình chăn nuôi bò sữa hiện nay lại cho bò nghe nhạc? A. Vì khi cho bò nghe nhạc, bò được thư giãn khiến sản lượng và chất lượng của sữa bò đều tăng. B. Vì khi cho bò nghe nhạc, bò được tăng sức đề kháng khiến sản lượng và chất lượng của sữa bò đều tăng. C. Vì khi cho bò nghe nhạc, bò được kích thích sinh sản khiến sản lượng và chất lượng của sữa bò đều tăng. D. Vì khi cho bò nghe nhạc, bò được kích thích sự hô hấp khiến sản lượng và chất lượng của sữa bò đều tăng. Câu 17: Đưa cực Bắc của một thanh nam châm lại gần một đầu của thanh kim loại, ta thấy hai thanh hút nhau. Đưa cực Bắc của thanh nam châm lại gần đầu còn lại của thanh kim loại, ta thấy hai thanh vẫn hút nhau. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Thanh kim loại là một nam châm. B. Thanh kim loại làm bằng đồng. C. Thanh kim loại làm bằng sắt. D. Thanh kim loại làm bằng kẽm. Câu 18: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau có đường sức từ như hình vẽ. Đầu A, B của hai thanh nam châm tương tác với nhau như thế nào? A. Đẩy nhau. B. Hút nhau. C. Không hút, không đẩy. D. Không xác định được. Câu 19: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau: Cực Bắc của nam châm là A. Ở 2. B. Ở 1. C. Nam châm thử định hướng sai. D. Không xác định được. Câu 20: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:
  3. Câu 25: Phát biểu nào đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển ở động vật? A. Vòng đời của tất cả các động vật đều trải qua các giai đoạn giống nhau. B. Ở động vật, quá trình sinh trưởng sẽ thúc đẩy sự phát triển. C. Ở động vật, quá trình phát triển tạo tiền đề cho sự sinh trưởng. D. Giai đoạn phôi của động vật có thể diễn ra trong trứng hoặc trong cơ thể con cái. Câu 26: Nhân tố bên trong điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật là A. thức ăn. B. nước. C. ánh sáng. D. vật chất di truyền. Câu 27: Ý nghĩa của sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới đối với thực vật là A. giúp thực vật thích nghi với các điều kiện nhiệt độ khác nhau. B. đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn nước tối ưu nhất. C. đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn ánh sáng tối ưu nhất. D. giúp các cây ưa sáng sử dụng nguồn không khí loãng trên cao. Câu 28: Mỗi loài sinh vật thích hợp với một điều kiện nhiệt độ nhất định gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ, nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái về nhiệt độ đó thì A. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ đạt mức tối đa. B. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị ảnh hưởng. C. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ dừng lại lập tức. D. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ tăng dần đều. Câu 29: Để tận dụng diện tích canh tác và nguồn ánh sáng trong quá trình gieo trồng người ta đã trồng xen kẽ cây mía và cây bắp cải. Biện pháp này được gọi là A. xen canh. B. luân canh. C. tăng vụ. D. gối vụ. Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng của động vật? A. Thức ăn làm tăng tốc độ của hoạt động cảm ứng ở động vật. B. Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể động vật. C. Thức ăn cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào. D. Thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Câu 31: Một bạn học sinh thắc mắc, nhà bạn ấy và nhà ông bà nội đã trồng hai cây bưởi, cả hai nhà đều đã chăm sóc rất kĩ lưỡng và thực hiện đúng quy định theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp. Tuy nhiên, quả bưởi của nhà bạn khi thu hoạch chỉ đạt trung bình từ 1 - 1,2 kg/quả. Trong khi đó, quả bưởi của nhà ông bà nội trồng khi thu hoạch đạt trung bình từ 2 - 2,5 kg/quả. Theo em, yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên? A. Giống bưởi mà nhà bạn học sinh và nhà ông bà trồng khác nhau. B. Tỉ lệ nước được tưới hằng ngày khác nhau.
  4. Câu 38 Cơ thể người lấy những chất gì từ môi trường bên ngoài? A. Nước, oxygen, carbon dioxide. B. Oxygen, nước, chất dinh dưỡng. C. Chất dinh dưỡng, nước và nhiệt độ. D. Chất thải, nhiệt độ và carbon dioxide. Câu 39 Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với cơ thể sinh vật là A. cung cấp nguyên liệu, duy trì sự sống. B. Cung cấp năng lượng, duy trì sự sống. C. Duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển. D. Cung cấp nguyên liệu, cung cấp năng lượng. Câu 40 Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp? A. Ánh sáng, glucose, nước, nhiệt độ.B. Nước, carbon dioxide, oxygen, glucose. C. Ánh sáng, nhiệt độ, nước, carbon dioxide. D. Diệp lục tố, oxygen, carbon dioxide, glucose. Câu 41 Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hô hấp tế bào? A. Nhiệt độ, ánh sáng, nước, glucose. B. Oxygen, diệp lục tố, nhiệt độ, độ ẩm. C. Glucose, carbon dioxide, nước, ánh sáng. D. Nhiệt độ, nước, oxygen, carbon dioxide. Câu 42 Trong quá trình hô hấp, động vật thải ra môi trường chất gì? A. Khí Carbonic. B. Khí Oxygen. C. Chất dinh dưỡng. D. Chất hữu cơ. Câu 43 Cây nào thuộc nhóm cây ưa bóng? A. Lúa. B. Ngô. C. Lá lốt. D. Phi lao. Câu 44 Khi hàm lượng khí oxygen thấp, cường độ hô hấp sẽ thay đổi như thế nào? A. Cường độ hô hấp sẽ tăng. B. Cường độ hô hấp sẽ giảm. C. Cường độ hô hấp có thể tăng hoặc giảm. D. Cường độ hô hấp không bị ảnh hưởng. Câu 45 Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì? A. Vật liệu bị hút. B. Vật liệu có từ tính. C. Vật liệu có điện tính. D. Vật liệu bằng kim loại. Câu 46 Nam châm vĩnh cửu được sử dụng trong thiết bị nào sau đây? A. La bàn. B. Loa điện. C. Rơle điện từ. D. Chuông báo động. Câu 47 Trong các ý sau, đâu là vai trò của quang hợp đối với môi trường và đời sống con người?
  5. Chất diệp lục c) Trình bày khái niệm của quá trình hô hấp ở tế bào. d) Hoàn thành sơ đồ hô hấp sau: ? + Oxygen → Carbon dioxide + nước + ? Câu 10 a) Nêu cách chế tạo và hoạt động của một nam châm điện đơn giản. b) Khi tăng cường độ dòng điện và đổi chiều dòng điện chạy qua cuộn dây của nam châm điện, hiện tượng gì xảy ra? Câu 11 a) Để tìm hiểu sự nảy mầm của hạt, Nam tiến hành 1 trong 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1: cho hạt vào bát sứ đổ ngập nước. Thí nghiệm 2: cho hạt vào bát sứ có tẩm bông ướt. Theo em nên chọn thí nghiệm nào sẽ hợp lí? Vì sao. (0,5 đ) b) Theo em việc thả rong đuôi chó vào bể kiếng nuôi cá cảnh có tác dụng gì? (0,5 đ) ĐÁP ÁN TỰ LUẬN Câu 1 Muốn tăng từ trường của nam châm điện thì ta cần: + Tăng số vòng dây. + Tăng cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây. Câu 2 Vai trò của các mô phân sinh đối với sinh trưởng của cây: Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hoá có khả năng phân chia tế bào mới và làm cho cây sinh trưởng. - Mô phân sinh đỉnh chồi, đỉnh rễ có tác dụng làm tăng chiều dài của thân, cành, rễ. - Mô phân sinh bên có tác dụng làm tăng bề ngang (đường kính) của thân, cành. Câu 3 Ví dụ minh họa về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật và động vật: - Cá rô phi lớn nhanh ở 30oC, thấp hơn 18oC cá rô phi sẽ ngừng lớn, ngừng đẻ. - Gấu Bắc Cực có kích thước cơ thể to lớn hơn hẳn so với gấu sống ở vùng nhiệt đới. - Cây ở vùng ôn đới, về mùa đông lạnh giá, cây thường rụng nhiều lá để làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
  6. * Khái niệm trao đổi chất: - Trao đổi chất với môi trường là quá trình cơ thể lấy các chất (0,25 điểm) từ môi trường. - Biến đổi chúng thành những chất cần thiết. (0,25 điểm) - Tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống. (0,25 điểm) - Trả lại cho môi trường những chất thải. (0,25 điểm) Câu 9 - Quang hợp là quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành (0,25 điểm) năng lượng hoá học. a - Năng lượng hóa học được tích lũy trong các hợp chất hữu cơ (0,25 điểm) (chủ yếu là glucose). Phương trình quang hợp: ánh sáng b Nước + Carbon dioxide Glucose + Oxygen (0,5 điểm) Diệp lục tố (mỗi từ đúng điền vào vị trí tương ứng chấm 0,25đ) - Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ tạo (0,25 điểm) thành carbon dioxide và nước. c - Hô hấp tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt (0,25 điểm) động sống của tế bảo và cơ thể. Phương trình hô hấp Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + năng lượng d (0,5 điểm) (nhiệt+ATP) (mỗi từ đúng điền vào vị trí tương ứng chấm 0,25đ) Câu 10 Ống dây dẫn có dòng điện chạy qua (0,25 điểm) a Bên trong ống dây có lõi sắt non (0,25 điểm)