Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Sách Cánh diều - Trường THCS Nhơn Mỹ
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Sách Cánh diều - Trường THCS Nhơn Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sa.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Sách Cánh diều - Trường THCS Nhơn Mỹ
- Đề cương ôn tập cuối kì 1 - Môn KHTN lớp 7 TRƯỜNG THCS NHƠN MỸ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN KHTN LỚP 7 GVBM: TRƯƠNG THẾ THẢO I. Trắc nghiệm: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo nguyên tắc: A. Nguyên tử khối tăng dần. B. Tính kim loại tăng dần. C. Điện tích hạt nhân tăng dần D. Tính phi kim tăng dần. Câu 2. Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết: A. Số thứ tự của nguyên tố. B. Số hiệu nguyên tử. C. Số electron lớp ngoài cùng. D. Số lớp electron. Câu 3. Số thứ tự nhóm A trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết: A. Số electron lớp ngoài cùng. B. Số lớp electron. C. Số hiệu nguyên tử. D. Số thứ tự của nguyên tố. Câu 4. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là: A. electron và neutron. B. proton và neutron. C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron Câu 5. Đơn chất là chất tạo nên từ: A. một chất. B. một nguyên tố hoá học. C. một nguyên tử. D. một phân tử. Câu 6: Tốc độ của ô tô là 80 km/h cho biết điều gì? Hãy chọn câu đúng A. Ô tô chuyển động được 80km. B. Ô tô chuyển động trong 1h. C. Trong 1 giờ ô tô đi được 80km. D. Ô tô đi 1km trong 80h. Câu 7. Một xe đạp đi từ A đến B với tốc độ trung bình 12km/h mất 1h30phút. Quãng đường từ A đến B là: A. 30 km B. 24 km. C. 18 km. D. 10 km. HDG: Đổi đơn vị: 1h30 phút = 1,5h Vậy quãng đường từ A đến B là: s = 12.1,5 = 18 km Câu 8: Một ca nô chạy xuôi dòng sông dài 150 km. Tốc độ của ca nô khi nước không chảy là 25 km/h, tốc độ của dòng nước chảy là 5 km/h. Thời gian ca nô đi hết đoạn sông đó là A. 12h. B. 5h. C. 7,5h. D. 30h. HDG: Vì ca nô chạy xuôi dòng nên được lợi về tốc độ của dòng nước cộng thêm. => Tốc độ của cano khi đó: v=vcn+vnước=25+5=30 (km/h). Thời gian ca nô đi hết đoạn sông đó : t=S: v=150: 30=5 (h) Câu 9: Ba bạn An, Bình, Đông học cùng lớp. Khi tan học, ba bạn đi cùng chiều trên đường về nhà. Tốc độ của An là 6,2 km/h, của Bình là 1,5 m/s, của Đông là 72 m/phút. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Bạn An đi nhanh nhất. B. Bạn Bình đi nhanh nhất. C. Bạn Đông đi nhanh nhất. D. Ba bạn đi nhanh như nhau. HDG: ta đổi Tốc độ của bạn An: 6,2 km/h = 6,2: 3,6 =1,72 m/s. Tốc độ của bạn Đông: 72 m/min = 72: 60 = 1,2m/s. Tốc độ của bạn Bình: 1,5 m/s. Câu 10: Đường sắt Hà Nội - Đà Nẵng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hoả là 55 km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là A. 8h. B. 16h. C. 24h. D. 32h. HDG: Ta áp dụng công thức v=s : t⇒ t=s : v Thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là: v=s : t= 880 : 55=16h Page 1
- Đề cương ôn tập cuối kì 1 - Môn KHTN lớp 7 D. Năng lượng ánh sáng có thể chuyển thành nhiệt Câu 26. Ảnh của một vật qua gương phẳng là: A. Ảnh ảo, ngược chiều với vật. B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật. C. Ảnh thật, ngược chiều với vật. D. Ảnh thật, cùng chiều với vật Câu 27. Chỉ ra phát biểu sai: A. Ánh sáng bị hắt trở lại khi gặp mặt phân cách là hiện tượng phản xạ ánh sáng. B. Phản xạ ánh sáng chỉ xảy ra trên mặt gương. C. Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới. D. Góc phản xạ là góc tạo bởi tia sáng phản xạ và đường pháp tuyến tại điểm tới. Câu 28. Âm thanh không truyền được trong chân không vì A. Chân không không có trọng lượng. B. Chân không không có vật chất. C. Chân không là môi trường trong suốt. D. Chân không không đặt được nguồn âm. Câu 29: Bằng cách điều chỉnh độ căng của dây đàn (lên dây), người nghệ sĩ guitar muốn thay đổi đặc trưng nào của sóng âm phát ra? A. Độ to. B. Độ cao. C. Tốc độ lan truyền. D. Biên độ. Câu 30: Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất? A. Trong 30 s, con lắc thực hiện được 1 500 dao động. B. Trong 10 s, mặt trống thực hiện được 1000 dao động. C. Trong 2 s, dây đàn thực hiện được 988 dao động. D. Trong 15 s, dây cao su thực hiện được 1 900 dao động. HDG: Vì tần số là số dao động trong 1 giây Ta có tần số ở câu B là : 3000 :60 = 50Hz Tần số ở câu C là : 500 : 5 = 100Hz Tần số ở câu D là : 1200 : 20 = 60Hz Vậy tần số dao động lớn nhất là đáp án A với 200 dao động. II. Tự luận: Câu 1. R là hợp chất được tạo thành từ nguyên tố Iron và Oxygen có khối lượng phân tử là 160 amu. Trong đó, khối lượng của Iron chiếm 70%. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất R. - Đặt công thức của R là FexOy - Khối lượng của nguyên tố Fe trong một phân tử R là 70.160 112(amu ) 100 - Khối lượng của nguyên tố O trong một phân tử R là 160 - 112 = 48 (amu) - Ta có: 56 amu . x = 112 x = 2 16 amu . y = 48 y = 3 Vậy công thức hóa học của R là Fe2O3 Câu 2. Tính phần trăm khối lượng các nguyên tố trong các hợp chất: a. CuSO4 b. CaCO3 c. MgO d. SO3 a. CuSO4 - Khối lượng của nguyên tố Cu trong CuSO4 là: mCu = 1.64 amu = 64 amu - Khối lượng của nguyên tố S trong CuSO4 là: mS = 1.32 amu = 32 amu - Khối lượng của nguyên tố O trong CuSO4 là: Page 3
- Đề cương ôn tập cuối kì 1 - Môn KHTN lớp 7 Vì H có hóa trị I nên ta có biểu thức I.2 = a.1 a = II Vậy S có hóa trị II trong hợp chất H2S b. SO2 Gọi hóa trị của S trong hợp chất là a Vì O có hóa trị II nên ta có biểu thức a.1 = II.2 a = IV Vậy S có hóa trị IV trong hợp chất SO2 c. SO3 Gọi hóa trị của S trong hợp chất là a Vì O có hóa trị II nên ta có biểu thức a.1 = II.3 a = VI Vậy S có hóa trị VI trong hợp chất SO3 số electron của các nguyên tử trên lần lượt là 17, 13, 15, 12, 19. Câu 5. a. Trình bày các khái niệm: Góc tới? Góc phản xạ? Tia tới? Tia phản xạ? Gương phẳng? Điểm tới? Mặt phẳng tới? + Góc tới: là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới + Góc phản xạ: là góc hợp bởi pháp tuyến của gương tại điểm tới và tia phản xạ + Tia tới: tia sáng chiếu tới mặt gương. + Tia phản xạ: tia sáng phản xạ từ mặt gương. + Gương phẳng: là mặt phẳng phản xạ ánh sáng được biểu diễn bằng một đoạn thẳng, phần gạch chéo là mặt sau của gương. + Điểm tới: giao điểm tia sáng tới và gương. + Mặt phẳng tới: là mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới b. Trình bày nội dung của định luật phản xạ ánh sáng? - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. Câu 6. Phân biệt phản xạ và phản xạ khuếch tán? Page 5
- Đề cương ôn tập cuối kì 1 - Môn KHTN lớp 7 - Từ giây thứ 4 đến giây thứ 12 thì vận động viên chuyển động thẳng đều với tốc độ 10 m/s. Từ 0s đến 4s vận động viên đã đi được quãng đường 25 m. Vậy để hoàn thành 100 m, vận động viên cần hoàn thành thêm 75m nữa tương ứng với khoảng thời gian là 75 : 10 = 7,5 s. Thời gian cần để hoàn thành 100m là: 4 + 7,5 = 11,5 s. Câu 10. Hãy dựng ảnh của vật AB có hình mũi tên trong hình vẽ sau: B A G HDG: - Dựng ảnh A’ của A qua gương phẳng: + Từ điểm A vẽ hai tia sáng AI1 và AI2 tới gương phẳng + Vẽ hai tia phản xạ I1R3 và I2R1 tuân theo định luật phản xạ ánh sáng. + Kéo dài các tia I1R3, I2R1 ta được giao điểm A’ là ảnh của A. - Dựng ảnh B’ của B qua gương phẳng: + Từ điểm B vẽ hai tia sáng BK1 và BK2 tới gương phẳng + Vẽ hai tia phản xạ K1R4 và K2R2 tuân theo định luật phản xạ ánh sáng. + Kéo dài các tia K1R4, K2R2 ta được giao điểm B’ là ảnh của B. - Nối 2 điểm A’ và B’, ta được ảnh của vật AB. = = = = = Chúc các em ôn tập và thi đạt kết quả tốt = = = = = Page 7